Trong nếp gấp của trí nhớ

Last updated: February 3, 2025 at 8:23 am - Lượt Views: 1 views

  • Tình tiết mới vụ nữ MC thời tiết tự tử, để lại 17 trang thư tuyệt mệnh
  • Bắt nghi phạm liên quan vụ người phụ nữ tử vong bất thường ở Thanh Hóa
  • VTV phát hiện vi phạm bản quyền các chương trình truyền hình trên nền tảng số như thế nào?

  • Tôi hỏi một số bạn trẻ là sinh viên Việt Nam, mùi mà các bạn nhớ nhất khi xa nhà là mùi gì. Có người nói là mùi xúc xích rán và khoai tây chiên mẹ hay mua cho sau mỗi lần đi bơi ở bể bơi, có người nói là mùi trà sữa, nhưng đa phần nói họ không có một ấn tượng sâu sắc nào về mùi để có thể kể ra.

    Lá thư không chữ viết

    Năm ấy tôi còn nhỏ xíu, mỗi lần về quê hay được bố đèo sau chiếc xe đạp cũ khung xanh. Tôi hỏi bố, về quê bao xa? “45 cây”. Tôi ngồi sau xe bố, im lặng đếm. “Bố ơi, nhiều lần 45 cây rồi mà sao chưa đến?”. Bố cười: “Cây là cây số, không phải cây cối”. Rồi bố đỗ xe đạp dưới một bóng cây ven đường cho tôi nghỉ. Phía trước là đồng lúa xanh biếc đang trổ đòng. Tôi hít thật sâu vào lồng ngực mình cả mùi hương ấy, cả màu sắc ấy, trong cơn gió đồng, và trong cảm giác an toàn của một đứa nhỏ có bố ở bên.

    Sau mấy ngày ở quê, ngay cả bố mẹ cũng khó nhận ra tôi giữa đám trẻ làng, đứa nào cũng rách rưới, xước xát, lấm lem từ đầu đến chân. Chúng tôi lăn lộn ngoài đồng, bắt cào cào châu chấu đem xâu lại rồi nhặt cành khô làm bếp nướng. Chúng tôi cũng nướng những thứ khác mót vét hoặc lấy trộm được ở bếp nhà: củ khoai hà, túm miến gãy, miếng bánh đa nem vỡ, bắp ngô lép… Bất cứ thứ gì miễn ăn không chết ngay.

    gop/Trong nếp gấp của trí nhớ - Ảnh 1.

    Hương lúa. Ảnh: Hải Vân

    Ăn xong, còn đói, chúng tôi bò xuống ruộng lúa ăn trộm. Tôi thích cảm giác răng và lưỡi chập chững tự học cách nhằn hạt thóc non, thơm từng cung bậc từ lớp vỏ ngứa ran rát cho đến nhân hạt bùi bùi ứa chút nhựa sữa. Lúc đó tôi đâu biết rằng, rất tự nhiên, cả cơ thể và tâm trí non nớt của mình đã ôm lấy buổi chiều quê, hương vị nồng ngái của ánh sáng muộn tràn xuống từ rặng tre và mái ngói xa xa, mùi bùn đất tanh nồng nguyên sơ, và cả bầu khí quyển của lúa đang kỳ đọng sữa…

    Những sự – kiện – không – sự- kiện như thế, có lẽ ai cũng có vô số kể trong đời, nhưng không ngờ, mấy chục năm sau, nó lại đột nhiên vút trở lại với tôi, trong một thời khắc khốn khó.

    gop/Trong nếp gấp của trí nhớ - Ảnh 2.

    Sông Hồng đỏ nặng phù sa. Ảnh: Realtimes

    Chiếc camera Madeleine đặt cho tôi một câu hỏi: Có khi nào chúng ta sẽ cần đến những thiết bị như thế để thiết lập lại một “bảo tàng mùi”, lưu giữ lại những mùi hương đã biến mất cho thế hệ mai sau, như một phần của di sản văn hóa?

    Giữa ga tàu London (Anh). Tôi đang đợi tàu đến buổi biểu diễn của mình ở The Queen Hall. Tôi nhắm mắt trong cảm giác cô đơn và muốn buông xuôi. Rồi, đột nhiên, thật kỳ lạ, không có gì xung quanh khơi gợi, bỗng hiện lên trong tâm trí tôi mùi vị của buổi chiều đó, miền quê đó. Sạch, ấm, lành đến mức có thể làm trào nước mắt. Mùi hương ấy, như dòng thư được gửi đến hiện tại từ một miền sâu thẳm trong những nếp gấp của trí nhớ – một nơi chốn mà như nhà thơ Marie Rilke từng nói, ai cũng có thể tìm về để tri nhận lại sức mạnh cho bản thân mình, kể cả trong hoàn cảnh khốn khó nhất – ký ức ấu thơ. Nó mơ hồ nhưng mạnh mẽ, ôm lấy, vỗ về cảm giác mất kết nối trong tôi, trước khi trí óc tôi có thể gọi tên nó bằng ngôn từ.

    Máy ảnh Madeleine và di sản mùi

    Trong cuốn “Đi tìm thời gian đã mất”, Proust đã viết về cách mà chỉ hương vị của một miếng bánh madeleine đã đưa nhân vật trở lại ấu thơ, bắt đầu hành trình đi sâu vào ký ức của cả cuộc đời mình. Proust hẳn không ngờ rằng, đoạn văn ấy đã trở thành một case (trường hợp) kinh điển, đưa ông thành nhà văn được nhắc tên nhiều nhất trong giới khoa học nghiên cứu về khứu giác.

    Thậm chí, chiếc bánh của Proust đã được lấy đặt tên cho chiếc “máy ảnh mùi” đầu tiên trong lịch sử (scentography camera Madeleine)- một phát minh của Amy Radcliffe được công bố năm 2013. Thiết bị này thu thập thông tin về mùi của đối tượng nghiên cứu vào một cái đĩa cứng, rồi, “giống như cách bạn lấy một cuộn phim 35mm để xử lý”, thông tin được gửi tới phòng thí nghiệm, nơi các dữ liệu được phân tích và tập hợp thành một “công thức” với định dạng có thể truyền kỹ thuật số. Amy Radcliffe giải thích về phát minh của mình: “Từ công thức này, bạn có thể tạo lại mùi chính xác một cách nhân tạo. Sản phẩm của nó – thay vào những bức ảnh – sẽ là những lọ mùi hương tinh tế”.

    Nhiều chuyên gia cho rằng, thiết bị Madeleine của Amy dù áp dụng những kỹ thuật tân tiến nhưng lại không có khả năng đem lại được những xúc cảm sâu thẳm như mùi hương tự nhiên của miếng bánh madeleine và khu vườn mà nó gợi nhớ về.

    Giới khoa học ngày càng nhấn mạnh tầm quan thiết sống còn của việc kết nối giữa con người và thế giới tự nhiên, trong đó khứu giác đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Khi so sánh với những ký ức được kích hoạt bởi các giác quan khác, ký ức do mùi gợi lên có xu hướng giàu cảm xúc hơn và có nhiều khả năng quay trở lại sớm hơn, mạnh mẽ hơn.

    Marcel Proust viết: “Từ một quá khứ xa xăm nơi không còn gì tồn tại nổi, sau khi con người đã chết, sau khi mọi sự vật đã tan vỡ, thì chỉ còn độc nhất mỗi mùi hương là lưu lại, trong một thời gian rất dài, điềm tĩnh và chung thủy tựa những bóng ma, mỏng manh mà rất kiên cường, mơ hồ nhưng vô cùng bền bỉ, và chỉ trong giây lát xuất hiện của nó, trong cái cốt lõi bé nhỏ mà rất đỗi tinh tế của nó chứa đựng cả tòa lâu đài mênh mông của ký ức”.

    Nghiên cứu của TS Andreas Keller (Đại học Rockefeller, Mỹ) cho thấy khứu giác là giác quan nhạy cảm nhất của con người. Khứu giác có thể nhận ra hơn 1.000 tỷ mùi khác nhau, trong khi thính giác chỉ nhận biết được 500.000 âm thanh. Độ chính xác của ký ức mùi có thể còn đến 65% sau một năm, trong khi ký ức hình ảnh chỉ còn khoảng 50% sau 3 tháng.

    Ngày nay, một bàn ăn ở Paris có thể đầy rau húng, mùi tàu, tía tô, và một mâm cơm ở Hà Nội có thể không xa lạ với rucola, hương thảo… Nhưng, một cọng rau thơm Láng ở Hà Nội đã có mùi vị không giống với cọng rau thơm Láng vài mươi năm trước. Và, điều này còn đáng sợ hơn – người ta đã ngày càng gắn bó với mùi vị của thức ăn công nghiệp và xa dần những gia vị tự nhiên truyền thống…

    Văn hóa – Giải trí | danviet.vn

    Nguồn: Sưu tầm internet

    (x)
    (x)