“Người Việt hoàn toàn làm chủ công nghiệp công nghệ số”

Last updated: June 17, 2023 at 11:06 am - Lượt Views: 22 views

  • Tạm giữ 3 nghi phạm trong vụ nam shipper ở Đà Nẵng bị đánh tử vong
  • AP, Reuters và loạt trang tin quốc tế bày tỏ sự mong đợi trước chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long”
  • Bắt Chủ tịch Tổng công ty Anh Phát Trịnh Xuân Nghiệm

  • “Người Việt hoàn toàn làm chủ công nghiệp công nghệ số” - Ảnh 1.

    Tổng Giám đốc MISA Đinh Thị Thúy trình bày tham luận với chủ đề “Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số với giải pháp Make in Vietnam”

    Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 năm 2023 có chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh tạo đột phá rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Diễn đàn bao gồm 1 phiên toàn thể do Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng đại diện lãnh đạo Quốc hội đồng chủ trì, tổ chức và 04 hội thảo chuyên đề do lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương đồng chủ trì.

    Tại phiên hội thảo “Nâng cao năng lực sản xuất thông minh và phát triển ngành công nghiệp công nghệ số theo định hướng Make in Vietnam” trong khuôn khổ diễn đàn, bà Đinh Thị Thúy – Tổng Giám đốc MISA đã trình bày bài tham luận về những lợi thế của Việt Nam trong ngành công nghiệp công nghệ số, giới thiệu các giải pháp số Make in Vietnam hiệu quả. Từ đó đưa ra những kiến nghị với Chính phủ về việc hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số tạo giá trị thiết thực cho xã hội, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển chung của đất nước.

    “Người Việt hoàn toàn làm chủ công nghiệp công nghệ số” - Ảnh 2.

    Theo bà Đinh Thị Thuý, Việt Nam đang có những lợi thế nhất định trong việc phát triển ngành công nghiệp công nghệ số. Thứ nhất, nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ có khả năng nhạy bén với các xu hướng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, khoa học dữ liệu, Internet vạn vật… Thứ hai, các giải pháp công nghệ số Make in Vietnam có giá thành hợp lý, thiết kế phù hợp với đặc thù các đơn vị, tổ chức và cá nhân tại Việt Nam, tối ưu hiệu năng hơn so với những hệ thống phần mềm nước ngoài.

    Từ những lợi thế đó, Tổng Giám đốc Đinh Thị Thúy nhấn mạnh:”Người Việt hoàn toàn có thể làm chủ lĩnh vực công nghệ trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, tạo ra các giải pháp Make in Vietnam hiệu quả cho chính phủ, doanh nghiệp và người dân”.

    Theo đó, để giải quyết bài toán cho doanh nghiệp Việt, MISA đã phát triển nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS. Đây là giải pháp được phát triển theo mô hình hội tụ dữ liệu giúp quản trị mọi hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp bao gồm tài chính – kế toán, marketing – bán hàng, quản trị nhân sự và văn phòng số. Ngoài ra, MISA AMIS kết nối với các bên thứ ba, mở rộng hệ sinh thái cho doanh nghiệp, đặc thù hóa tối đa theo yêu cầu của mỗi khách hàng. “Dễ tiếp cận – Rẻ – Nhanh mang đến kết quả” là 3 tiêu chí quan trọng nhất MISA đặt ra để làm ra giải pháp quản trị doanh doanh nghiệp tối ưu, phục vụ chính xác nhu cầu của doanh nghiệp.

    “Người Việt hoàn toàn làm chủ công nghiệp công nghệ số” - Ảnh 3.

    Mô hình hội tụ dữ liệu và kết nối linh hoạt với bên thứ 3 của Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS.

    Phát huy thế mạnh trong việc phát triển các giải pháp chuyển đổi số tài chính – kế toán, MISA đưa vào triển khai nền tảng vay vốn tín chấp doanh nghiệp MISA Lending nhằm kết nối các doanh nghiệp với các ngân hàng uy tín. Các doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử… của MISA có thể thực hiện vay vốn online 100% qua nền tảng MISA Lending mà không cần tài sản đảm bảo, tỷ lệ vay vốn thành công cũng được ngân hàng xác nhận là cao gấp 8 lần so với hình thức doanh nghiệp vay vốn tín chấp truyền thống trước đây.

    “Người Việt hoàn toàn làm chủ công nghiệp công nghệ số” - Ảnh 4.

    Quy trình kết nối doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn với đối tác ngân hàng lớn trên toàn quốc với giải pháp MISA Lending.

    Đối với cộng đồng hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, MISA phát triển nền tảng kế toán dịch vụ MISA ASP. Đây là giải pháp kết nối các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng trên toàn quốc với mức chi phí tiết kiệm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoàn toàn làm chủ được dữ liệu tài chính của mình ngay cả khi thuê dịch vụ kế toán. Nền tảng MISA ASP đã và đang được gần 16.000 doanh nghiệp đang sử dụng.

    “Người Việt hoàn toàn làm chủ công nghiệp công nghệ số” - Ảnh 5.

    Mô hình kết nối linh hoạt của nền tảng kế toán dịch vụ MISA ASP.

    MISA cũng triển khai các giải pháp chuyển đổi số dành cho các cơ quan Nhà nước và trường học. Là giải pháp đồng hành phát triển ngành tài chính, nền tảng quản trị tài chính nhà nước MISA FinGov hợp nhất các nghiệp vụ thành một hệ thống, giúp hội tụ dữ liệu toàn ngành, toàn địa phương, từ đó cung cấp các báo cáo đa chiều, trực quan, giúp lãnh đạo Bộ, ban, ngành có số liệu đầy đủ về tình hình sử dụng ngân sách nhà nước để kịp thời ra các quyết định điều hành hợp lý.

    “Người Việt hoàn toàn làm chủ công nghiệp công nghệ số” - Ảnh 6.

    MISA FinGov là nền tảng tiên phong thúc đẩy chuyển đổi số và hiện đại hóa ngành tài chính, đang được sử dụng tại hơn 55.000 đơn vị hành chính sự nghiệp.

    Nền tảng giáo dục MISA EMIS chuyển đổi số ngành giáo dục, tập trung vào 4 mảng chính gồm: quản lý giáo dục, quản lý trường học, cổng thông tin nhà trường – phụ huynh và phân tích dữ liệu giáo dục với đầy đủ các nghiệp vụ cùng tính năng kết nối mở, linh hoạt với các đối tác thứ ba như các ứng dụng học trực tuyến.

    “Người Việt hoàn toàn làm chủ công nghiệp công nghệ số” - Ảnh 7.

    Mô hình kết nối tiện ích, đảm bảo xây dựng cơ sở dữ liệu ngành giáo dục của nền tảng MISA EMIS

    Kiến nghị với Chính phủ, đại diện MISA đề xuất các doanh nghiệp nhà nước nên tập trung làm những nền tảng, hạ tầng số mà doanh nghiệp tư nhân không làm được, tạo bệ phóng cho người dân và doanh nghiệp tư nhân phát triển. Ngoài ra, các cơ quan, Bộ, ban, ngành cần tập trung xây dựng thể chế chính sách, tiêu chí, tiêu chuẩn đối với phần mềm do tư nhân phát triển, nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghệ của người Việt, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành công nghệ thông tin trong nước.

    Đặc biệt, Chính phủ cần chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, tiến tới chuyển đổi số toàn diện, “MISA đề xuất các Bộ, ban, ngành cho phép doanh nghiệp công nghệ được kết nối vào CSDLQG trên cơ sở đảm bảo các tiêu chí do cơ quan quản lý công bố. Đồng thời cho phép doanh nghiệp, người dân đóng góp và khai thác dữ liệu để thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thủ tục hành chính và các lĩnh vực xoay quanh đời sống”, Tổng Giám đốc Đinh Thị Thuý đề xuất.

    “Người Việt hoàn toàn làm chủ công nghiệp công nghệ số” - Ảnh 8.

    Với sứ mệnh phụng sự xã hội, MISA cam kết sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển các giải pháp Make in Vietnam chất lượng, đồng hành cùng cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và người dân chuyển đổi số toàn diện, thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam.

    Công nghệ | Báo Dân Việt

    (x)
    (x)