Toàn cảnh xét xử vụ khủng bố ở Đắk Lắk trước ngày tòa tuyên án

Last updated: January 20, 2024 at 12:29 pm - Lượt Views: 16 views

  • Mỹ nhân Cao Bằng đầu tiên đăng quang Miss World Vietnam sở hữu chân dài 1m22, học Tiến sĩ ở tuổi 24
  • Điều đặc biệt về Thiên Lôi cao 1,8m, nặng 90kg ở Táo Quân
  • Đạo diễn Táo Quân 2025 đóng “Lấy danh nghĩa người nhà” bản Việt

  • Từ ngày 16/1, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Khủng bố; Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; Che giấu tội phạm” xảy ra vào đêm ngày 10, rạng sáng 11/6/2023 tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.

    Theo đó, 100 bị cáo bị đưa ra xét xử các tội danh: Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; khủng bố; tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép và che giấu tội phạm. Có 6 bị cáo bị xét xử vắng mặt.

    Vẽ” cuộc sống giàu sang để lôi kéo đồng bào

    Theo cáo trạng, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tổ chức Nhóm hỗ trợ người Thượng (MSGI) ở Hoa Kỳ và nhóm Người Thượng vì công lý (MSFJ) ở Thái Lan đã thường xuyên móc nối, dụ dỗ, lôi kéo một số bộ phận người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và các địa phương lân cận thành lập tổ chức khủng bố “Lính Đêga”, thực hiện các hoạt động tấn công, khủng bố gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

    Toàn cảnh xét xử vụ khủng bố ở Đắk Lắk trước ngày tòa tuyên án- Ảnh 1.

    Toàn cảnh phiên tòa. Ảnh: TTXVN

    Các đối tượng “vẽ” ra viễn cảnh về việc sẽ được chia đất, được giao quyền, được đưa ra nước ngoài tận hưởng cuộc sống giàu sang…, nhằm lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin đi theo, lập nên cái gọi là “Nhà nước Đề ga”.

    Đầu năm 2023, sau khi đã lôi kéo, đe dọa, ép buộc được rất nhiều người tham gia, đối tượng cầm đầu trong nước là H Wuễn Êban và Ysôl Niê là thành viên của tổ chức từ Hoa Kỳ về Việt Nam đã chỉ huy thực hiện các hoạt động khủng bố tại Đắk Lắk.

    Trong vụ khủng bố tại Đắk Lắk, các đối tượng đã sát hại 9 người, làm 2 cán bộ công an xã bị thương, thiệt hại lớn về tài sản, gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng tại 2 xã Ea Tiêu và Ea Ktur, ảnh hưởng an ninh trật tự tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

    Nghiêm minh nhưng nhân văn

    Tại phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo khai rằng, trước khi tham gia nhóm “Lính Đêga” đã được các đối tượng trong tổ chức hứa chia đất, tài sản… Chưa hết, nhóm cầm đầu còn hứa, sau khi tấn công vũ trang nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam, sẽ có trực thăng đón đi nước ngoài tận hưởng giàu sang…

    Nhưng thực tế sau khi các bị cáo góp tiền, công sức, thậm chí liều mạng, phản bội đồng bào, Tổ quốc, thì nhóm cầm đầu đã bỏ rơi, phó mặc. Giờ đây, đứng trước tòa, trước thân nhân gia đình bị hại, các bị cáo càng ân hận.

    Toàn cảnh xét xử vụ khủng bố ở Đắk Lắk trước ngày tòa tuyên án- Ảnh 2.

    Các bị cáo đã ăn năn, hối lỗi, xin được khoan hồng.

    Trả lời câu hỏi của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk và các luật sư, các bị cáo đều thành khẩn khai nhận, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của các bị cáo, các thành viên của tổ chức Nhóm hỗ trợ người Thượng (MSGI) ở Hoa Kỳ và nhóm Người Thượng vì công lý (MSFJ) ở Thái Lan đã thường xuyên móc nối, dụ dỗ, lôi kéo các bị cáo cùng bộ phận người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và các địa phương lân cận thành lập tổ chức khủng bố “Lính Đêga”, thực hiện các hoạt động tấn công, khủng bố gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

    Hội đồng xét xử đã công bố quá trình phạm tội của 6 bị cáo bị xét xử vắng mặt tại phiên tòa. Quá trình điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ phạm tội của các bị cáo và truy tố các bị cáo ra trước tòa là đúng quy định của pháp luật.

    Đại diện Viện KSND công bố bản luận tội của từng bị cáo trong vụ án. Theo đó, lời khai nhận tội của các bị cáo phù hợp với các chứng cứ, tài liệu thu thập được cũng như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, giám định pháp y, giám định tư pháp, dữ liệu camera an ninh và những tài liệu, chứng cứ mà cơ quan điều tra thu thập, đưa vào hồ sơ vụ án. Khẳng định cáo trạng của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk truy tố các bị cáo về tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; khủng bố; tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; che giấu tội phạm” là đúng người, đúng tội…

    Toàn cảnh xét xử vụ khủng bố ở Đắk Lắk trước ngày tòa tuyên án- Ảnh 3.

    Lễ trao nhà tình nghĩa cho thân nhân liệt sĩ Trần Quốc Thắng – nguyên cán bộ Công an xã Ea Tiêu hi sinh trong khi làm nhiệm vụ ngày 11/6/2023.

    Đại diện Viện KSND tỉnh Đắk Lắk nêu, kết quả điều tra cũng như tại phiên tòa, các bị cáo đã nhận thức được hành vi sai trái, ăn năn hối lỗi, xin được gia đình bị hại và pháp luật khoan hồng. Trước khi đề nghị hình phạt đối với các bị cáo, Viện KSND tỉnh tập trung đánh giá về tính chất mức độ, vai trò, hành vi cụ thể, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của từng bị cáo để có cơ sở cho HĐXX xem xét, cân nhắc, quyết định hình phạt đối với từng bị cáo.

    Các bị cáo xin cơ hội làm lại cuộc đời

    Nói lời sau cùng tại phiên tòa xét xử vụ khủng bố ở Đắk Lắk, các bị cáo đều ăn năn hối cải, nhận thức rõ về hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật của mình, mong được tha thứ, giảm nhẹ hình phạt.

    Trong đó, hai bị cáo cầm đầu vụ khủng bố là Ysôl Niê và H Wuễn Êban đều nhận tội trước Hội đồng xét xử, thể hiện đã nhận thức rõ hành vi phạm tội của mình. “Tôi muốn xin lỗi các gia đình bị hại, tha thứ cho chúng tôi, tôi biết hành vi của tôi là sai trái với pháp luật”, bị cáo Ysôl Niê nói.

    Các bị cáo khác trong vụ tấn công khủng bố cũng bày tỏ sự ăn năn hối cải về những việc làm của mình. Các bị cáo xin lỗi gia đình bị hại, xin cho cơ hội để sửa sai, hứa sẽ cải tạo tốt, học tập tốt để sớm được đoàn tụ với gia đình, buôn làng.

    Toàn cảnh xét xử vụ khủng bố ở Đắk Lắk trước ngày tòa tuyên án- Ảnh 4.

    Vụ khủng bố tại Đắk Lắk đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản, ảnh hưởng an ninh trật tự tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

    Trong 100 bị cáo, có nhiều người trình độ học vấn thấp, thiếu hiểu biết nên đã tham gia vụ khủng bố. Đến nay, các bị cáo đã nhận ra sai lầm và mong được Hội đồng xét xử xem xét khoan hồng.

    Hầu hết các bị cáo đều đồng ý đền bù về những tổn thất mà mình đã gây ra để bù đắp phần nào sự mất mát, đau thương của gia đình bị hại, người liên quan, Nhà nước…

    Các bị cáo muốn mọi người không nghe theo kẻ xấu, không làm theo những hành vi sai trái của họ. Có bị cáo còn kêu gọi 6 bị cáo đang trốn truy nã ở nước ngoài hãy ra đầu thú để nhận được sự khoan hồng của Nhà nước; sớm trở về gia đình, quê hương…

    Theo hội đồng xét xử, do số bị cáo đông nên thời gian nghị án sẽ kéo dài. 13h30 ngày 20/1, Hội đồng xét xử sẽ tuyên án.

    Tin An Ninh Hinh Su
    Nguồn: Sưu Tầm Internet

    (x)
    (x)