Phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín hội kéo lửa thổi cơm giữa sân đình ở Hà Nội

Last updated: February 17, 2024 at 15:36 pm - Lượt Views: 20 views

  • Điều đặc biệt về Thiên Lôi cao 1,8m, nặng 90kg ở Táo Quân
  • Đạo diễn Táo Quân 2025 đóng “Lấy danh nghĩa người nhà” bản Việt
  • Trước ngày tuyên án cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng và các bị cáo: Những điểm đáng chú ý trong vụ Sài Gòn Đại Ninh

  • Phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín hội kéo lửa thổi cơm giữa sân đình ở Hà Nội

    Thứ bảy, ngày 17/02/2024 13:25 PM (GMT+7)

    Trưa nay (17/2), hội kéo lửa thổi cơm truyền thống làng Thị Cấm (Hà Nội) diễn ra sôi nổi, khu vực sân đình ngập tràn khói lửa và tiếng cười. Do lễ hội ở ngay trung tâm Thủ đô, nên thu hút rất đông phóng viên, nhiếp ảnh gia tới chụp ảnh, đưa tin.

    Video: Hội kéo lửa thổi cơm làng Thị Cấm.

    Phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín hội kéo lửa thổi cơm giữa sân đình ở Hà Nội- Ảnh 1.

    Từ 10 giờ sáng, nhiều phật tử và du khách đã đến dâng hương tại đình làng Thị Cấm (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm).

    Phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín hội kéo lửa thổi cơm giữa sân đình ở Hà Nội- Ảnh 2.

    Các bô lão trong làng xúng xính quần áo để làm lễ. Lễ hội kéo lửa thổi cơm làng Thị Cấm diễn ra thường niên vào ngày mùng 8 Tết Nguyên đán để tưởng nhớ công ơn Thành hoàng của làng – tướng quân Phan Tây Nhạc.

    Phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín hội kéo lửa thổi cơm giữa sân đình ở Hà Nội- Ảnh 3.

    Các đội thi thổi cơm mặc trang phục truyền thống. Cuộc thi năm nay có 4 đội tham dự tương ứng với 4 tổ dân phố trên địa bàn phường Xuân Phương.

    Phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín hội kéo lửa thổi cơm giữa sân đình ở Hà Nội- Ảnh 4.

    Sau khi làm lễ, các vật dụng dùng để kéo lửa thổi cơm được xin từ đình làng Thị Cấm sẽ mang ra sân đình. Lúc này, cánh phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín các đội thi.

    Phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín hội kéo lửa thổi cơm giữa sân đình ở Hà Nội- Ảnh 5.

    Ông Phan Thanh, một trong những người chủ trì chấm thi sau lễ hội cho biết, năm nào lễ hội cũng diễn ra thành công, trời nắng ráo, không mưa. “Các ngài luôn ủng hộ chúng tôi”, ông nói thêm.

    Phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín hội kéo lửa thổi cơm giữa sân đình ở Hà Nội- Ảnh 6.

    Sau khi có tiếng hô “cuộc thi bắt đầu” vào lúc 11 giờ, các đội bắt đầu kéo lửa. Dụng cụ để kéo bao gồm 3 thanh giang, một hộp tre khô và bùi nhùi được làm từ rơm khô.

    Phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín hội kéo lửa thổi cơm giữa sân đình ở Hà Nội- Ảnh 7.

    Đội hậu cần của các đội thi sàng thóc, trước đó thóc được giã thành gạo bằng cối đá và chày loại lớn.

    Phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín hội kéo lửa thổi cơm giữa sân đình ở Hà Nội- Ảnh 8.

    Không khí náo nhiệt hơn khi các đội bắt đầu nhóm lửa.

    Phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín hội kéo lửa thổi cơm giữa sân đình ở Hà Nội- Ảnh 9.

    Không gian đình làng Thị Cấm vang dội tiếng trống chiêng, tiếng người dân hò reo cổ vũ nhễ nhại mồ hôi.

    Phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín hội kéo lửa thổi cơm giữa sân đình ở Hà Nội- Ảnh 10.

    Xung quanh các đội thi, phóng viên, nhiếp ảnh gia bắt đầu sáng tác ảnh.

    Phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín hội kéo lửa thổi cơm giữa sân đình ở Hà Nội- Ảnh 11.

    Nhiều nữ nhiếp ảnh gia dùng cả gậy chụp ảnh để có góc đẹp và độc nhất.

    Phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín hội kéo lửa thổi cơm giữa sân đình ở Hà Nội- Ảnh 12.

    Bên ngoài sân đình, nhiều du khách thập phương tò mò đứng nhìn. “Đi ngang qua đình làng, thấy vui quá nên tôi đứng lại xem”, một người dân trên đường Đại Mỗ hào hứng nói.

    Phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín hội kéo lửa thổi cơm giữa sân đình ở Hà Nội- Ảnh 13.

    Các em nhỏ được bố mẹ cho đi xem hội, không khí “vui như Tết”.

    Phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín hội kéo lửa thổi cơm giữa sân đình ở Hà Nội- Ảnh 14.

    Thi nấu cơm bằng bùi nhùi và củi trên những chiếc nồi bé đòi hỏi nhiều kỹ năng. Đa số người tham dự thi là những người có tuổi trong làng, rất nhiều kinh nghiệm.

    Phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín hội kéo lửa thổi cơm giữa sân đình ở Hà Nội- Ảnh 15.

    Khói bay mù mịt khiến nhiều người khó thở. Tuy nhiên ai nấy đều cảm thấy vui vì hòa mình vào không khí lễ hội “một năm mới có một lần”.

    Phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín hội kéo lửa thổi cơm giữa sân đình ở Hà Nội- Ảnh 16.

    Sau khi nấu được khoảng 15 phút, các đội thi đốt rơm lấy tro để vùi nồi cơm cho chín.

    Phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín hội kéo lửa thổi cơm giữa sân đình ở Hà Nội- Ảnh 17.

    Ngoài những đống tro để vùi nồi cơm các đội còn đốt thêm rất nhiều đống tro giả bên trong không có nồi cơm. Việc này nhằm câu giờ ban giám khảo khi đi tìm cơm để nồi cơm của đội mình có nhiều thời gian ủ và sẽ chín, ngon hơn.

    Phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín hội kéo lửa thổi cơm giữa sân đình ở Hà Nội- Ảnh 18.

    Anh Tuấn Anh, phóng viên TTX Việt Nam cho biết, lễ hội làng Thị Cấm rất đặc biệt, vì diễn ra chỉ khoảng một giờ đồng hồ. “Tôi và nhiều anh em phải cố di chuyển để có ảnh đẹp”, anh hào hứng chia sẻ.

    Phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín hội kéo lửa thổi cơm giữa sân đình ở Hà Nội- Ảnh 19.

    Sau một tuần hương, các thành viên của ban giám khảo sẽ đi tìm nồi cơm trong rất nhiều đống tro rơm.

    Phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín hội kéo lửa thổi cơm giữa sân đình ở Hà Nội- Ảnh 20.

    Ban khám khảo, gồm các cụ cao niên trong làng mất hơn 30 phút mới có thể tìm được 4 nồi cơm.

    Phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín hội kéo lửa thổi cơm giữa sân đình ở Hà Nội- Ảnh 21.

    Sau đó được mang ra gian ngoài của đình làng để chấm điểm công khai trước người dân và thành viên của các các đội tham dự.

    Phóng viên, nhiếp ảnh gia vây kín hội kéo lửa thổi cơm giữa sân đình ở Hà Nội- Ảnh 22.

    Cơm được dâng lên Thành hoàng của làng – tướng quân Phan Tây Nhạc.

    Lê Hiếu

    Văn hóa – Giải trí | Báo Dân Việt

    Nguồn: Sưu tầm internet

    (x)
    (x)