Khai mạc Ngày hội sách và Văn hoá đọc, khai hội truyền thống Văn miếu Mao Điền – Hải Dương năm 2024

Last updated: March 24, 2024 at 12:57 pm - Lượt Views: 17 views

  • Đạo diễn Táo Quân 2025 đóng “Lấy danh nghĩa người nhà” bản Việt
  • Trước ngày tuyên án cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng và các bị cáo: Những điểm đáng chú ý trong vụ Sài Gòn Đại Ninh
  • Song Joong Ki khoe vợ con nhiều hơn quảng bá phim

  • Khai mạc Ngày hội sách và Văn hoá đọc, khai hội truyền thống Văn miếu Mao Điền – Hải Dương năm 2024- Ảnh 1.
    Khai mạc Ngày hội sách và Văn hoá đọc, khai hội truyền thống Văn miếu Mao Điền – Hải Dương năm 2024- Ảnh 2.

    Dự buổi lễ có ông Nguyễn Minh Hùng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương; ông Nguyễn Cao Thắng – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương; ông Ngô Quang Giáp – Bí thư huyện uỷ Cẩm Giàng.

    Tại lễ hội, các đại biểu đã cắt băng khánh thành khai mạc ngày hội sách và văn hoá đọc Việt Nam năm 2024. Ngày hội sách và Văn hoá đọc được Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tại Văn miếu Mao Điền càng ý nghĩa hơn bởi nơi đây là nơi tôn vinh đạo học, trọng trí tuệ, trí nhân, trọng người hiền tài của xứ Đông xưa, Hải Dương nay.

    Khai mạc Ngày hội sách và Văn hoá đọc, khai hội truyền thống Văn miếu Mao Điền – Hải Dương năm 2024- Ảnh 3.

    Người dân và du khách thập phương tham dự lễ khai hội Văn miếu Mao điền và khai mạc ngày hội sách và văn hoá đọc tại Văn miếu Mao điền. Ảnh: Nguyễn Việt.

    Tại buổi lễ, ông Nguyễn Cao Thắng – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương đã trao tặng hệ thống phần mềm quản lý thẻ học sinh thông minh (bao gồm hệ thống phần mềm miễn phí và thẻ học sinh gắn chip toàn trường + 01 kiosk quẹt thẻ) cho thầy giáo Vũ Văn Luyện – Hiệu trưởng Trường THCS Cẩm Điền (huyện Cẩm Giàng).

    Tiếp đó, các đại biểu đã tham quan các gian trưng bày ngày sách và văn hóa đọc tỉnh Hải Dương năm 2024 và tham quan công trình thanh niên chuyển đổi số trong quảng bá di tích lịch sử văn hoá tham gia quét mã QR code giới thiệu về khu di tích Quốc gia đặc biệt Văn miếu Mao Điền; tham quan các gian trưng bầy sản phẩm OCOP huyện cẩm Giàng.

    Khai mạc Ngày hội sách và Văn hoá đọc, khai hội truyền thống Văn miếu Mao Điền – Hải Dương năm 2024- Ảnh 4.

    Các lãnh đạo tỉnh Hải Dương và huyện Cẩm Giàng cắt băng khai mạc ngày hội sách và văn hoá đọc năm 2024. Ảnh: Nguyễn Việt.

    Trước đó, UBND huyện Cẩm Giàng tổ chức khai hội truyền thống Văn miếu Mao Điền năm 2024.

    Diễn văn do lãnh đạo UBND huyện Cẩm Giàng nêu rõ lịch sử Văn miếu Mao Điền nơi trường thi hương ngày xưa của Xứ Đông.

    Theo đó Văn miếu Mao Điền tọa lạc tại thôn Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đã có lịch sử gần 600 năm và được biết đến là Văn miếu lớn thứ 2 cả nước (sau Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội). Văn miếu Mao Điền nguyên là Văn miếu trấn Hải Dương xưa, khởi dựng vào thời Lê Sơ (thế kỷ XV), tại xã Vĩnh Lại, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng (nay là xã Vĩnh Hưng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) để thờ Khổng Tử. Năm Cảnh Thịnh 9 (1801), để thuận tiện cho việc quản lý của bản trấn, triều đình đã chuyển Văn miếu từ xã Vĩnh Lại về sáp nhập với trường thi Hương ở tổng Mao Điền, tạo nên một trung tâm văn hóa, giáo dục lớn.

    Khai mạc Ngày hội sách và Văn hoá đọc, khai hội truyền thống Văn miếu Mao Điền – Hải Dương năm 2024- Ảnh 5.

    Các đại biểu tham quan khu trưng bày sách tại lễ hội. Ảnh: Nguyễn Việt.

    Trải qua nhiều cuộc binh lửa, biến thiên và mưa nắng thời gian, sau khi được phục dựng và đại trùng tu, tu bổ vào các năm được đẩy mạnh vào các năm 1801, 1806, 1823 và 1825, 1990, 1994, 1995, 1999, 2001 Văn miếu Mao Điền sau nhiều cuộc đại trùng hưng và đặc biệt cuộc đại trùng tu năm 2002 – 2004 mang lại cho di tích một diện mạo mới xứng đáng là quần thể di tích và danh thắng lớn, nổi bật trong bản đồ du lịch Hải Dương, là niềm tự hào của người xứ Đông về truyền thống khoa bảng, góp phần tôn thêm diện mạo văn hóa Hải Dương ở thời kỳ đổi mới

    Khai mạc Ngày hội sách và Văn hoá đọc, khai hội truyền thống Văn miếu Mao Điền – Hải Dương năm 2024- Ảnh 6.

    Độc giả nhỏ tuổi Hải Dương đam mê đọc sách tại lễ hội. Ảnh: Nguyễn Việt.

    Văn miếu Mao Điền là nơi thờ Đức Thánh Khổng Tử – ông tổ của Nho giáo và phối thờ 8 vị Đại khoa tiêu biểu cho các triều đại, các lĩnh vực là người con quê hương Hải Dương và các danh nhân có liên quan sâu sắc với mảnh đất Hải Dương như: Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An; Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi; Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mệnh; Đại danh y, Thái học sinh Tuệ Tĩnh; Anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi; Thần toán Việt Nam, Thượng thư Vũ Hữu; Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm; Nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ. Công lao và tài đức của các danh nhân mãi mãi là tấm gương sáng cho hậu thế noi theo, đồng thời nhắc nhớ chúng ta hãy luôn quan tâm tới sự nghiệp giáo dục – đào tạo và bồi dưỡng nhân tài.

    Khai mạc Ngày hội sách và Văn hoá đọc, khai hội truyền thống Văn miếu Mao Điền – Hải Dương năm 2024- Ảnh 7.

    Ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đánh trống khai hội. Ảnh: Nguyễn Việt.

    Văn miếu Mao Điền được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia năm 1992 và xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt năm 2017 đã khẳng định vai trò vị thế, trở thành 1 địa chỉ quan trọng giáo dục các thế hệ người Hải Dương về lịch sử, văn hóa, truyền thống khoa bảng và là nơi tôn vinh đạo học của tỉnh Đông.

    Ông Nguyễn Văn Công – Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Cẩm Giàng, Trưởng BTC Lễ hội cho biết, Văn miếu Mao Điền là một thắng cảnh đẹp, một điểm đến trong du lịch văn hóa tâm linh, niềm tự hào Văn hiến tỉnh Đông, nơi khuyến học, khuyến tài của tỉnh Đông xưa và Hải Dương hôm nay.

    Khai mạc Ngày hội sách và Văn hoá đọc, khai hội truyền thống Văn miếu Mao Điền – Hải Dương năm 2024- Ảnh 8.

    Phần đọc cung tuyên văn tế tại lễ khai hội Văn miếu Mao Điền. Ảnh: Nguyễn Việt.

    Ngoài việc tổ chức lễ hội và các sinh hoạt tâm linh khác cũng như tiếp đón khách tham quan, chiêm bái; Văn miếu còn tổ chức các hoạt động mang tính giáo dục như: Tổ chức hội thảo khoa học giáo dục; gặp mặt, vinh danh các tiến sĩ xứ Đông thời kỳ mới; tổ chức các chương trình khuyến học, biểu dương học sinh giỏi và đạt thành tích cao trong các kỳ thi đại học… Với những giá trị lịch sử của di tích và các hoạt động có ý nghĩa sâu sắc Văn miếu Mao Điền đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt xứng tầm là biểu tượng Văn hiến xứ Đông và là địa chỉ đỏ trong bản đồ Du lịch Hải Dương.

    Khai mạc Ngày hội sách và Văn hoá đọc, khai hội truyền thống Văn miếu Mao Điền – Hải Dương năm 2024- Ảnh 9.

    Lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương và các đại biểu dâng hương. Ảnh: Nguyễn Việt.

    “Trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của Đảng bộ và nhân dân Cẩm Giàng nói riêng, tỉnh Hải Dương nói chung luôn quan tâm đưa Văn miếu Mao Điền trở thành một thiết chế truyền thống giáo dục, tinh thần tự tôn dân tộc, tiếp tục phát huy truyền thống quê hương văn hiến”, ông Công cho hay.

    Sau diễn văn Khai hội, ông Nguyễn Minh Hùng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương thực hiện nghi thức đánh trống khai hội. Tiếp đó là phần tiến chữ dâng Thánh, cung tuyên Văn tế Đức Thánh Khổng Tử cùng các vị đại khoa và các đại biểu và du khách thập phương đã làm lễ dâng hương các bậc tiên hiền, danh nhân lỗi lạc của Việt Nam và xứ Đông được thờ trong Văn miếu.

    Lễ hội Văn miếu Mao Điền diễn ra từ ngày 24/3 – 27/3. Trong những ngày này, BTC Lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hoá ý nghĩa khác như: Thi “Viết chữ đẹp” do trường Tiểu học Cẩm Điền tham gia hội tại sân Bái đường; Thi “Rung chuông vàng” tìm hiểu lịch sử di tích và danh nhân thờ tại Văn miếu Mao Điền do học sinh trường THCS Cẩm Điền thực hiện tại sân Bái đường; Giao lưu biểu diễn Dưỡng sinh (Các CLB dưỡng sinh Mậu Tài, xã Cẩm Điền); Tổ chức thi đấu cờ người do CLB Cờ tướng huyện Cẩm giàng thực hiện (tại phía Tây sân bê tông trước cửa đền Trình); Tổ chức một số trò chơi dân gian như đi cầu kiều, bịt mắt bắt vịt, kéo co…


    Văn hóa – Giải trí | danviet.vn

    Nguồn: Sưu tầm internet

    (x)
    (x)