Công ty quản lý tài năng Smile Up của Nhật Bản (trước đây được biết đến với tên gọi Johnny and Associates) đang phải đối mặt với sự chỉ trích sau khi tiết lộ rằng, hai nhân viên khác cũng đã lạm dụng trẻ em, cùng với người sáng lập Johnny Kitagawa, vốn đã qua đời vào năm 2019.
Đã một năm kể từ khi phát hành một bộ phim tài liệu đã gây ra một loạt các cáo buộc về lạm dụng trẻ em đối với Kitagawa từ các thần tượng trước đây và các học viên tại công ty J-Pop lớn nhất của Nhật Bản. CEO của Smile Up là Noriyuki Higashiyama gần đây cho biết với BBC rằng: “Tôi đã nghe nói có hai người khác phạm tội. Theo hiểu biết của tôi, cả hai người này vẫn còn sống”.
Smile Up không báo cáo vụ lạm dụng bổ sung này cho cảnh sát, vì “việc đó phụ thuộc vào các nạn nhân” để đưa ra cáo buộc, Higashiyama nói thêm. Sau những tiết lộ mới từ BBC, Smile Up cho biết trong một tuyên bố rằng, hai cá nhân này ban đầu đã được xác định nhờ vào cuộc điều tra nội bộ của công ty về việc lạm dụng của Kitagawa, cuộc điều tra đã kết thúc vào tháng 8/2023.
Bê bối tình dục “rúng động” làng giải trí Nhật Bản: Hé lộ thêm 2 “yêu râu xanh”
Tuyên bố của Smile Up khiến dư luận nghi ngờ việc cố gắng thay đổi văn hóa của công ty, vốn đã tạo điều kiện khiến Kitagawa lạm dụng trẻ em suốt nhiều thập kỷ. Theo công ty, hơn 970 người đã gửi khiếu nại đến ủy ban giúp đỡ nạn nhân của Smile Up kể từ khi nó được thành lập vào tháng 9/2023. Kitagawa bị cáo buộc đã lạm dụng trẻ em từ những năm 1960 đến những năm 2010, với nhiều nạn nhân còn đi học cấp tiểu học vào thời điểm của việc lạm dụng diễn ra.
“Tôi không tin rằng có một văn hóa lạm dụng tồn tại trong công ty ngoài Kitagawa. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta cần thay đổi”, Higashiyama nói với BBC trong một buổi xuất hiện hiếm hoi trước truyền thông được phát sóng vào ngày 30/3. Tổ chức các phiên điều trần với nạn nhân, cung cấp hỗ trợ tâm lý và bổ nhiệm một quản lý mới là một số nỗ lực của công ty để cải thiện điều kiện làm việc.
Smile Up cũng đang bồi thường cho những nạn nhân của Kitagawa, tính đến ngày 29/3 là 324 người đã được thanh toán bởi ủy ban giúp đỡ nạn nhân này.
Smile Up, được thành lập vào tháng 10/2023 sau khi Johnny and Associates chia thành hai thực thể mới trong một nỗ lực để tái thương hiệu, tồn tại chỉ với mục đích bồi thường cho nạn nhân. Nó sẽ đóng cửa khi quá trình hoàn tất. Hoạt động quản lý tài năng của công ty được xử lý bởi một công ty mới có tên Starto Entertainment.
Phỏng vấn của Higashiyama với BBC – một phần tiếp theo của bộ phim tài liệu đặc biệt của đài truyền hình về Kitagawa vào tháng 3/2023 bị phản đối từ các nạn nhân lạm dụng trẻ em và các chuyên gia ở Nhật Bản.
“Higashiyama không biết mình đang làm gì… sự hiểu biết của ông ta về nhân quyền rõ ràng bị bóp méo”, Shimon Ishimaru – một “anh chàng Johnny” trước đây nói. Anh cho biết mình bị lạm dụng bởi Kitagawa vào những năm 1980 khi ở tuổi 14 đến 17 tuổi.
“Higashiyama từ chối báo cáo hai nghi phạm lạm dụng bổ sung cho cảnh sát là dấu hiệu cho thấy “văn hóa che giấu” của công ty vẫn còn”, Ishimaru nói. Hiện tại, anh là Phó Chủ tịch của Hiệp hội Nạn nhân Xâm hại Tình dục của Johnny.
Smile Up cho biết trên trang web của họ rằng, công ty đã chọn không tiết lộ chi tiết về các vụ lạm dụng bổ sung vì nó ảnh hưởng đến sự riêng tư của những người liên quan và để ngăn chặn các tin đồn.
Higashiyama nói với BBC rằng, ông “không có quyền hành” để báo cáo hai kẻ phạm tội bổ sung đến cảnh sát, nhưng sẽ “tận tâm hỗ trợ” bất kỳ nạn nhân nào sẵn lòng làm như vậy.
Luật sư ủng hộ các nạn nhân của Kitagawa, cho rằng Smile Up đang trốn tránh trách nhiệm. “Bất kỳ ai cũng có thể gửi báo cáo tội phạm cho cảnh sát. Cảnh sát có thể điều tra ngay cả khi nạn nhân không trình báo sự việc”, Kazuya Sugiyama, một luật sư đại diện cho một số nạn nhân cho hay.
Sugiyama cũng chỉ trích quy trình bồi thường mờ ám của Smile Up. Công ty không tiết lộ số tiền bồi thường mà họ đã trả cho các nạn nhân của Kitagawa, cũng như chi tiết về cách tính toán số tiền bồi thường.
Một đại diện từ nhóm quan hệ công chúng của Smile Up cho biết, công ty không tiết lộ số tiền bồi thường theo yêu cầu của các nạn nhân, một số trong số họ “đã bày tỏ đau khổ và sợ hãi trước việc bị hỏi thăm bởi những người xung quanh” về mối liên kết trước đây với Johnny.
Sugiyama cho biết, tất cả những nạn nhân mà ông đại diện đều yêu cầu có thêm sự minh bạch về quy trình bồi thường. “Hiện tại, chúng tôi không biết liệu việc bồi thường có thực sự giúp cho các nạn nhân hay giúp họ xây dựng lại cuộc sống của mình hay không”, ông nói.
“Nhiều nạn nhân lựa chọn phát biểu đều đối mặt với những lời phỉ báng trên mạng xã hội, chủ yếu từ các fan J-Pop trung thành, người cho rằng những lời khai của họ là giả dối”, Ishimaru nói. Cuối năm ngoái, một cựu thần tượng Johnny đã công khai với các cáo buộc về Kitagawa, đã tự tử sau khi nhận được một loạt những bình luận lăng mạ trên mạng.
Các chuyên gia phòng chống lạm dụng trẻ em cho biết, Smile Up đã công khai sự hoài nghi đối với các nạn nhân của Kitagawa, làm bùng lên những áp đặt xã hội về vấn đề lạm dụng tình dục ở Nhật Bản. Vào tháng 10, công ty phát hành một tuyên bố cho biết, họ đã nhận được nhiều yêu cầu từ những người “kể chuyện giả sử dùng các lời khai của những nạn nhân thực sự”.
“Việc úp mở rằng các nạn nhân đang nói dối chỉ là kích thích một cảm giác giữa các thế hệ trẻ rằng không được phép lên tiếng về lạm dụng”, Caitlin Puzzar nói, cộng sự sáng lập và CEO của Guardian – cơ sở giáo dục điều hành một hệ thống hỗ trợ giao tiếp kỹ thuật số cho các nạn nhân của lạm dụng trẻ em ở Nhật Bản.
“Củng cố các luật pháp về lạm dụng trẻ em ở Nhật Bản là cần thiết để ngăn chặn thêm các trường hợp như của Smile Up”, Puzzar nói thêm. Nhật Bản đã tăng tuổi pháp lý của sự đồng ý tình dục từ 13 tuổi lên 16 tuổi vào năm ngoái, nhưng chỉ có cha mẹ và người giám hộ mới có thể bị buộc tội lạm dụng trẻ em, không phải là nhà tuyển dụng hoặc người lớn khác.
Văn hóa – Giải trí | danviet.vn
Nguồn: Sưu tầm internet