Công bố 100 bức ảnh “biết nói” về sức sống mãnh liệt của đường Trường Sơn huyền thoại

Last updated: April 19, 2024 at 9:44 am - Lượt Views: 21 views

  • Điều đặc biệt về Thiên Lôi cao 1,8m, nặng 90kg ở Táo Quân
  • Đạo diễn Táo Quân 2025 đóng “Lấy danh nghĩa người nhà” bản Việt
  • Trước ngày tuyên án cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng và các bị cáo: Những điểm đáng chú ý trong vụ Sài Gòn Đại Ninh

  • Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (tháng 7/1954), đất nước ta bị chia cắt, liên lạc giữa cách mạng hai miền hết sức khó khăn qua tuyến liên lạc duy nhất là miền tây Quảng Trị do Liên khu ủy 5 phụ trách. Tuy nhiên, tuyến đường này không thể đáp ứng được yêu cầu chi viện lớn về nhân lực, vật lực cho chiến trường miền Nam trong bối cảnh cuộc kháng chiến ngày càng phát triển.

    Công bố 100 bức ảnh “biết nói” về sức sống mãnh liệt của đường Trường Sơn huyền thoại- Ảnh 1.

    Các chiến sĩ của trung đoàn 70 – đơn vị đầu tiên của bộ đội Trường Sơn – đang thồ hàng trên tuyến Tây Trường Sơn tháng 9/1961. Ảnh: HTTL

    Để giữ vững liên lạc, bảo đảm sự chỉ đạo kịp thời từ Trung ương Đảng cho phong trào cách mạng miền Nam, nghị quyết hội nghị Trung ương 15 (tháng 1/1959) của Đảng đặt ra nhiệm vụ mở đường chi viện cho miền Nam “là một việc lớn, có ý nghĩa chiến lược, quan hệ trực tiếp đến sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc”. Đoàn 559 được thành lập ngày 19/5/1959 được chọn là “đoàn công tác quân sự đặc biệt” triển khai các lực lượng công binh, hậu cần, y tế, bộ binh và phòng không để đảm bảo hoạt động của tuyến đường này. Khe Hó – nằm giữa một thung lũng ở Tây Nam Vĩnh Linh được chọn là địa điểm xuất phát để mở đường “tiến vào Nam”.

    Công bố 100 bức ảnh “biết nói” về sức sống mãnh liệt của đường Trường Sơn huyền thoại- Ảnh 2.

    Các cán bộ, chiến sĩ vượt núi, băng rừng Trường Sơn tiến vào miền Nam. Ảnh: HTTL

    Trong suốt cuộc chiến tranh, đường Hồ Chí Minh luôn trở thành trọng điểm đánh phá quyết liệt của địch bằng đủ các loại vũ khí hiện đại và tối tân nhất. Mỹ – Ngụy đã mở nhiều chiến dịch lớn với hàng trăm chiếc máy bay rải chất độc hóa học dọc tuyến hành lang vận chuyển, gần 4 triệu tấn bom đạn và các loại mìn ném xuống Trường Sơn nhằm phá đường, tiêu diệt các đoàn xe, hủy diệt mọi sự sống đến mức “rừng không còn lá, núi đá thành đất bùn”.

    Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, chung ý chí “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và quyết tâm “đánh địch mà đi, mở đường mà tiến”, lớp lớp các lực lượng từ bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, công nhân giao thông và nhân dân các dân tộc đã luôn bền bỉ, kiên cường trụ bám trận địa, trụ bám mặt đường, giữ vững thông suốt cho mạch máu giao thông này.

    Công bố 100 bức ảnh “biết nói” về sức sống mãnh liệt của đường Trường Sơn huyền thoại- Ảnh 3.

    Tiểu đội xe không kính trên đường Trường Sơn. Ảnh: NVCC

    Trải qua 16 năm (1959 – 1975), từ những con đường mòn men theo dải Trường Sơn hùng vĩ, tuyến đường không ngừng được mở rộng, vươn xa như một “trận đồ bát quái” phủ kín dãy Trường Sơn, với tổng chiều dài toàn tuyến lên tới 20.000km, xuyên Bắc – Nam và ba nước Đông Dương, vươn tới tất cả các chiến trường, vận chuyển hơn 1 triệu tấn vật chất, vũ khí; đưa hơn 2 triệu lượt người hành quân từ hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam, góp phần đặc biệt quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

    Triển lãm “Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” giới thiệu 100 tài liệu, hình ảnh

     là những nội dung cô đọng nhất về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn, sức sống mãnh liệt của con đường qua bom đạn chiến tranh, trở thành một kỳ tích về sức mạnh chiến đấu, chiến thắng, một thành công xuất sắc trong chỉ đạo chiến lược của Đảng, một huyền thoại trong lịch sử giữ nước của dân tộc ta. Triển lãm gồm 2 chủ đề: Tuyến chi viện chiến lược cho miền Nam, Con đường huyền thoại.

    Công bố 100 bức ảnh “biết nói” về sức sống mãnh liệt của đường Trường Sơn huyền thoại- Ảnh 4.

    Bản đồ Hệ thống đường ống đầu năm 1970 trên đường Trường Sơn. Ảnh: HTTL

    Những câu chuyện về con đường huyền thoại được kể trong không gian khu di tích Cách mạng Nhà và Hầm D67 sẽ đem đến cho du khách những thông tin, tư liệu giá trị về vai trò của Tổng hành dinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ý nghĩa chiến lược của quyết định mở đường Trường Sơn từ Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương.

    “Con đường Trường Sơn, con đường Hồ Chí Minh là một công trình vĩ đại, nói lên ý chí nghị lực, tinh thần dũng cảm và sáng tạo phi thường của dân tộc Việt Nam, quyết đem sức người sức của của hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyền lớn, là một trong những nhân tố chiến lược có ý nghĩa quyết định, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn” – trích lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    Triển lãm mở của phục vụ du khách tham quan từ ngày 26/4/2024 đến ngày 31/5/2024, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, số 19 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội.

    Những điều cần biết về đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh huyền thoại:

    – Tên gọi: Đường Trường Sơn vì là con đường chạy dọc dãy Trường Sơn (dãy núi chạy dọc miền Trung từ địa phận Nghệ An tới cực Nam Trung Bộ). Đường Hồ Chí Minh vì được quyết định thành lập đúng ngày sinh nhật Bác (19/5/1959).

    – Tổng chiều dài: gần 20.000km bắt đầu từ Nghệ An đến Bình Phước.

    – Bộ đội hành quân trên đường Trường Sơn phải vượt qua chặng đường dài trên 1.500 km.

    – Những người lính đầu tiên đã hành quân vào miền Nam theo phương thức thô sơ nhất: gùi cõng trên vai và đi bộ, mỗi người phải mang từ 20 -30kg quân trang, lương khô, súng đạn, thuốc quân y, đường, gạo, muối.

    – Từ năm 1965 – 1975, không quân Mỹ đã thả xuống đường Trường Sơn trên 4 triệu tấn bom đạn đủ loại, gấp đôi tổng số bom đạn dùng trong chiến tranh Thế giới thứ 2 (hơn 2 triệu tấn).

    – Đoàn 559 – Bộ đội Trường Sơn (ghép từ ngày tháng thành lập tháng 5/1959) với biên chế 500 cán bộ, chiến sĩ được chọn là những người đầu tiên “soi đường, mở lối” “tiến vào Nam”. Từ năm 1959 -1975, trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoàn đã vận chuyển và tổ chức hơn 2 triệu lượt chiến sĩ, cán bộ vào ra; hơn 1 triệu tấn hàng tới chiến trường miền Nam.

    Một số hình ảnh sẽ trưng bày trong triển lãm:

    Công bố 100 bức ảnh “biết nói” về sức sống mãnh liệt của đường Trường Sơn huyền thoại- Ảnh 5.

    Các chiến sĩ ngụy trang cho xe vận tải. Ảnh: HTTL

    Công bố 100 bức ảnh “biết nói” về sức sống mãnh liệt của đường Trường Sơn huyền thoại- Ảnh 6.

    Bài thơ về Tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969 lấy nguyên mẫu từ các chiến sĩ lái xe không kính trên đường Trường Sơn. Ảnh: HTTL

    Công bố 100 bức ảnh “biết nói” về sức sống mãnh liệt của đường Trường Sơn huyền thoại- Ảnh 7.

    Các nữ thanh niên xung phong tham gia mở đường Trường Sơn. Ảnh: HTTL

    Công bố 100 bức ảnh “biết nói” về sức sống mãnh liệt của đường Trường Sơn huyền thoại- Ảnh 8.

    Các chiến sỹ thanh niên xung phong ra ứng cứu mặt đường khi khói bom chưa tan. Ảnh: HTTL

    Công bố 100 bức ảnh “biết nói” về sức sống mãnh liệt của đường Trường Sơn huyền thoại- Ảnh 9.

    Chung sức nhanh chóng đưa đội hình xe vượt bãi lầy. Ảnh: HTTL

    Công bố 100 bức ảnh “biết nói” về sức sống mãnh liệt của đường Trường Sơn huyền thoại- Ảnh 10.

    Những ngày đầu tiên khai phá đường Trường Sơn, bộ đội ta đã bí mật vạch tuyến đi qua những vùng núi hiểm trở, cheo leo với khẩu hiệu “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Ảnh: HTTL

    Công bố 100 bức ảnh “biết nói” về sức sống mãnh liệt của đường Trường Sơn huyền thoại- Ảnh 11.

    Đại đội 128 dân công tỉnh Thái Bình xẻ rừng, mở đường cơ giới. Ảnh: HTTL

    Công bố 100 bức ảnh “biết nói” về sức sống mãnh liệt của đường Trường Sơn huyền thoại- Ảnh 12.

    Những con đường vận chuyển chiến lược “luồn lách” giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Ảnh: HTTL

    Công bố 100 bức ảnh “biết nói” về sức sống mãnh liệt của đường Trường Sơn huyền thoại- Ảnh 13.

    Đường ống xăng dầu trên đường Trường Sơn. Ảnh: HTTL


    Văn hóa – Giải trí | danviet.vn

    Nguồn: Sưu tầm internet

    (x)
    (x)