Phục dựng di ảnh nhà văn Nguyễn Đình Thi, Dương Thị Xuân Quý và nhiều liệt sỹ bằng công nghệ AI

Last updated: April 22, 2024 at 16:50 pm - Lượt Views: 17 views

  • Điều đặc biệt về Thiên Lôi cao 1,8m, nặng 90kg ở Táo Quân
  • Đạo diễn Táo Quân 2025 đóng “Lấy danh nghĩa người nhà” bản Việt
  • Trước ngày tuyên án cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng và các bị cáo: Những điểm đáng chú ý trong vụ Sài Gòn Đại Ninh

  • Hàng trăm di ảnh được phục dựng

    Đại tá, nhà văn Đặng Vương Hưng – Người khởi xướng chương trình cho biết, do điều kiện khó khăn trong thời chiến, nên nhiều văn nghệ sĩ, trí thức khi hy sinh đã không để lại di ảnh thờ. Nếu có thì đó là những bức ảnh đen trắng, chất lượng rất hạn chế, vì đã nhòe mờ bởi thời gian và năm tháng.

    Nhằm góp phần tri ân những văn nghệ sĩ, trí thức đã ngã xuống vì quê hương đất nước, hoặc có công trong thời chiến; bằng sự đam mê, nhiệt tình, nhóm họa sĩ trẻ của “Trái tim người lính” đã sử dụng công nghệ AI, để phục dựng những chân dung di ảnh màu sống động.

    Cũng theo Đại tá, nhà văn Đặng Vương Hưng, hàng trăm chân dung di ảnh thờ đen trắng của các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh, hoặc có công trong kháng chiến, đã được phục dựng màu miễn phí trong chương trình nhân văn nêu trên.

    Phục dựng di ảnh nhà văn Nguyễn Đình Thi, Dương Thị Xuân Quý và nhiều liệt sỹ bằng công nghệ AI- Ảnh 1.

    Di ảnh màu được phục dựng sống động như thật của nữ nhà văn liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý. Ảnh: Trái tim người lính.

    Kể từ tháng 3/2024, một số chân dung trong số đó, đã được giới thiệu trên diễn đàn MXH Facebook “Trái tim người lính”, cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển và đã nhận được phản hồi rất tích cực của dư luận xã hội. Bước đầu, chương trình đã giới thiệu và trưng bày hơn 30 di ảnh của một số văn nghệ sĩ và trí thức đã hy sinh, hoặc có công trong kháng chiến, vừa được phục dựng màu, đã được phóng cỡ ảnh 60cm x 80cm.

    Tại chương trình, đại tá, nhà văn Đặng Vương Hưng tâm đắc giới thiệu một số di ảnh được cho là phục dựng thành công nhất như di ảnh của nhà văn Dương Thị Xuân Quý (nữ nhà văn liệt sĩ duy nhất trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ). Bức chân dung được phục dựng rất chân thực từ màu da, làn môi tới từng sợi tóc,… của cô thiếu nữ Dương Thị Xuân Quý khi mới mười tám đôi mươi rất sống động.

    Hay bức chân dung của nhà thơ Nguyễn Đình Thi cũng được đại tá, nhà văn Đặng Vương Hưng chia sẻ rất tếu táo: “Một người rất ngầu, chuẩn “men”, có đầy đủ râu ria, mặc áo cổ rộng phanh ngực. Vừa phong trần lại vừa đẹp trai tới… phát ghen”.

    Như được gặp lại người sống

    Đại tá, nhà văn Đặng Vương Hưng cho biết, khi các chân dung di ảnh được chuyển tới gia đình các liệt sĩ, đều tạo nên rất nhiều những sự xúc động.

    Chia sẻ với Dân Việt, anh Nguyễn Quang Huy (thành viên nhóm phục dựng di ảnh) chia sẻ: “Với công nghệ của AI hiện tại, chúng tôi muốn tận dụng phục dựng để khi nhìn vào có thể thấy nhân vật được phục dựng đang ở thời kỳ tuổi trẻ, mười tám đôi mươi. Nếu phục dựng đúng như ảnh đen trắng, thì tấm hình đó có thể chỉ để thờ tại gia đình. Nhưng làm cho các nhân vật trẻ lại tuổi mười tám đôi mươi, theo tôi sẽ có sức lan tỏa rộng hơn, để mọi người cảm nhận được họ đã phải hy sinh tuổi trẻ, tuổi thanh xuân như thế nào!”.

    Tại buổi lễ, bà Phạm Kiều Phượng (81 tuổi; tác giả cuốn sách “Phượng” được giới thiệu cùng ngày) bật khóc khi chứng kiến chân dung di ảnh của cha là liệt sĩ Phạm Văn Bái được trưng bày tại hội trường Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. 

    Bà Phượng nghèn ngào: “Tôi rất xúc động, vì trong số di ảnh được trưng bày có cả di ảnh người cha của tôi. Ông hi sinh ở chiến dịch Hoàng Hoa Thám trong kháng chiến chống Pháp khi ông chỉ huy đơn vị đánh trận Mao Khê mỏ, thuộc Chiến khu Đông Triều (Quảng Ninh) năm 1951.

    Phục dựng di ảnh nhà văn Nguyễn Đình Thi, Dương Thị Xuân Quý và nhiều liệt sỹ bằng công nghệ AI- Ảnh 2.

    Các di ảnh đã phục dựng được trao lại cho thân nhân các anh hùng liệt sĩ. Ảnh: Trái tim người lính.

    Tôi tin rằng không chỉ có di ảnh mà anh linh của ông cùng những đồng đội của mình và các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh cũng có mặt ở đây ngày hôm nay để chứng kiến, ghi nhận sự tri ân của con cháu mình”.

    Cũng tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Thục (84 tuổi, Hà Nội) – anh trai của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc (tác giả của nhật ký “Mãi mãi tuổi hai mươi”), chia sẻ: “Gia đình chúng tôi khi nhận được bức ảnh này thật sự rất sung sướng vì đây là mơ ước của gia đình tôi từ rất lâu rồi. Phải nói là quý hơn vàng. Tôi đã lập tức in ra thành nhiều bản để gửi cho tất cả gia đình các người thân khác. Không chỉ gia đình tôi mà có lẽ các gia đình có liệt sĩ hy sinh cũng muốn có một bức ảnh màu đẹp.

    Khi nhìn thấy bức ảnh được phục chế tôi nhận ra ngày bởi vì quá giống với Thạc, giống đến từng chân tơ kẽ tóc. Nhất là nhìn vào đôi mắt, thần thái quả thực rất có hồn giống như là tôi được gặp lại em trai mình.

    Tôi cũng mong rằng các gia đình có các anh hùng liệt sĩ cũng sẽ sớm được phục dựng và có các bức ảnh màu đẹp nhất”.

    Một số di ảnh màu khác được phục dựng (Ảnh: BTC): 

    Phục dựng di ảnh nhà văn Nguyễn Đình Thi, Dương Thị Xuân Quý và nhiều liệt sỹ bằng công nghệ AI- Ảnh 3.

    Anh hùng liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm

    Phục dựng di ảnh nhà văn Nguyễn Đình Thi, Dương Thị Xuân Quý và nhiều liệt sỹ bằng công nghệ AI- Ảnh 4.

    Nhà thơ Nguyễn Đình Thi.

    Phục dựng di ảnh nhà văn Nguyễn Đình Thi, Dương Thị Xuân Quý và nhiều liệt sỹ bằng công nghệ AI- Ảnh 5.

    Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.

    Phục dựng di ảnh nhà văn Nguyễn Đình Thi, Dương Thị Xuân Quý và nhiều liệt sỹ bằng công nghệ AI- Ảnh 6.

    Nhà thơ Quang Dũng.

    Phục dựng di ảnh nhà văn Nguyễn Đình Thi, Dương Thị Xuân Quý và nhiều liệt sỹ bằng công nghệ AI- Ảnh 7.

    Nhà văn Nguyễn Tuân.

    Phục dựng di ảnh nhà văn Nguyễn Đình Thi, Dương Thị Xuân Quý và nhiều liệt sỹ bằng công nghệ AI- Ảnh 8.

    Anh hùng liệt sĩ Bế Văn Đàn.


    Văn hóa – Giải trí | danviet.vn

    Nguồn: Sưu tầm internet

    (x)
    (x)