Ba doanh nghiệp góp vốn xin đất, một bên “nuốt trọn”

Last updated: July 31, 2024 at 21:20 pm - Lượt Views: 13 views

  • Điều đặc biệt về Thiên Lôi cao 1,8m, nặng 90kg ở Táo Quân
  • Đạo diễn Táo Quân 2025 đóng “Lấy danh nghĩa người nhà” bản Việt
  • Trước ngày tuyên án cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng và các bị cáo: Những điểm đáng chú ý trong vụ Sài Gòn Đại Ninh

  • Ngày 31/7, TAND tỉnh Hưng Yên xét xử phúc thẩm vụ án kinh doanh thương mại về tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn Công ty Nhựa Tuệ Minh, bị đơn là các Công ty Thiên Ngọc An và Công ty Nijia Việt Nam.

    Tuy nhiên, do xác định lại tư cách của một số người tham gia tố tụng, từ đại diện doanh nghiệp sang kiêm nhiệm cả đại diện bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nên tòa án hoãn xử, để “người liên quan” sao chụp hồ sơ.

    Ba doanh nghiệp góp vốn xin đất, một bên “nuốt trọn”- Ảnh 1.

    Trụ sở TAND tỉnh Hưng Yên, nơi xét xử vụ kiện giữa 3 doanh nghiệp.

    Án sơ thẩm tuyên tháng 1/2024 của TAND huyện Yên Mỹ thể hiện, năm 2017, Công ty Nhựa Tuệ Minh do ông Nguyễn Đình Chiến làm Giám đốc, xin thực hiện dự án Nhà máy sản xuất nhựa Plastic ở huyện Yên Mỹ, diện tích gần 40.000m2.

    Khi đó, bà Bùi Kim Xuân từ Công ty Nijia Việt Nam và ông Doãn Huy Tuân, Giám đốc Công ty TNHH Thiên Ngọc An, do quen biết với ông Chiến nên muốn cùng đầu tư khu đất, mục đích để sau này ba doanh nghiệp tạo thành “hệ sinh thái”.

    Phía Công ty Nhựa Tuệ Minh của ông Chiến thống nhất với 2 doanh nghiệp còn lại, khi xin được đất sẽ chuyển 13.000m2, gồm cho Công ty Nijia của bà Xuân 10.000m2, cho Công ty Thiên Ngọc An của ông Tuân 3.000m2.

    Tại thời điểm 2017, đất vẫn do người dân canh tác, Công ty Nhựa Tuệ Minh chưa thỏa thuận bồi thường, đền bù. Phía ông Tuân, bà Xuân nhiều lần chuyển tiền cho ông Chiến với tổng số tiền là 9,35 tỷ đồng gồm tiền “lo dự án” và tiền xây bờ kè, đường đi. Cụ thể, Công ty Nija của bà Xuân chuyển 6,7 tỷ đồng còn Thiên Ngọc An chuyển 2,65 tỷ đồng.

    Đến năm 2018, Công ty Tuệ Minh được chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án trên diện tích hơn 38.000m2. Năm 2019, ông Chiến cùng bà Xuân, ông Tuân ký Biên bản thỏa thuận 3 bên ghi nhận những nội dung thỏa thuận trước đây, có đóng dấu của công ty mình.

    Sau đó, Công ty Nhựa Tuệ Minh được cấp đất theo hình thức trả tiền hằng năm. Đây là loại đất không được chuyển nhượng nên phía Nhựa Tuệ Minh không “cắt lại” cho Công ty Nijia Việt Nam và Thiên Ngọc An như thỏa thuận. Thay vào đó, các bên thống nhất trên nhóm chat Zalo việc ông Chiến “nhận lại” 10.300m2 với giá 2,5 triệu đồng/m2.

    Tuy vậy, ông Chiến – đại diện Nhựa Tuệ Minh – sau đó “bùng kèo”, chỉ đồng ý trả lại 9,35 tỷ đồng cho hai doanh nghiệp đã cùng mình góp tiền. Nhựa Tuệ Minh còn kiện ra tòa, đề nghị tuyên hủy thỏa thuận 3 bên cùng những tin nhắn trên Zalo.

    Bị đơn gồm Nijia Việt Nam và Ngọc Thiên An cho rằng Công ty Nhựa Tuệ Minh không có thiệt hại, không thể khởi kiện nhưng tòa sơ thẩm xác định, hai bị đơn “làm nhiều đơn gửi cơ quan chức năng tố cáo Công ty Nhựa Tuệ Minh” nên Công ty đủ tư cách làm nguyên đơn.

    Cấp sơ thẩm tuyên, có việc Công ty Nijia Việt Nam và Thiên Ngọc An chuyển tiền cho Công ty Nhựa Tuệ Minh, ký hợp đồng 3 bên. Tuy vậy, đất được cấp thuộc loại hình trả tiền hằng năm, không thể chuyển nhượng nên hợp đồng này vô hiệu.

    Các tin nhắn trên Zalo thể hiện ông Chiến – đại diện Nhựa Tuệ Minh – xin mua lại đất với giá 2,5 triệu/m2 là có. Thế nhưng, ngoài các tin nhắn này không có văn bản nào xác nhận 13.000m2 thuộc sở hữu Công ty Thiên Ngọc An hoặc Ninja. Thêm nữa, thỏa thuận trên Zalo không thể hiện vị trí, diện tích đất nên tòa tuyên chúng vô hiệu.

    Cấp sơ thẩm chấp nhận khởi kiện của Công ty Nhựa Tuệ Minh, tuyên doanh nghiệp này chỉ phải trả tổng 9,35 tỷ đồng cho 2 Công ty Nija và Thiên Ngọc An.

    Các bị đơn kháng cáo, đề nghị cấp phúc thẩm tuyên công nhận thỏa thuận 3 bên và thỏa thuận trên nhóm chat Zalo, tuyên Nhựa Tuệ Minh phải trả đủ 2,5 triệu đồng/m2, tương tứng 32,5 tỷ đồng. Họ cho rằng cấp sơ thẩm có nhiều vi phạm tố tụng, đặc biệt là không đưa ông Qiu Rongyou (người Trung Quốc) vào tham gia tố tụng.

    Sau khi có kháng cáo, TAND tỉnh Hưng Yên triệu tập ông Qiu Rongyou đến lấy lời khai với tư cách “người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan”. Vị này trình bày, trong số 6,7 tỷ đồng Công ty Nijia Việt Nam chuyển cho Nhựa Tuệ Minh, có 1,2 tỷ đồng do ông nộp, được lập phiếu thu. Ông cũng là một trong 4 thành viên nhóm chat Zalo, thỏa thuận giá 2,5 triệu đồng/m2.

    Việc cấp sơ thẩm bỏ qua, không triệu tập ông là sai và thêm rằng, ông là người nước ngoài nên cấp xử sơ thẩm phải là TAND tỉnh Hưng Yên theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự, không phải TAND huyên Yên Mỹ.

    Tại tòa phúc thẩm ngày 31/1, HĐXX yêu cầu ông Qiu Rongyou đến trình báo với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, đại diện Viện KSND tỉnh Hưng Yên cho rằng, ông không có tư cách này và việc xác định lại người tham gia tố tụng sẽ “ảnh hưởng nội dung vụ án”.

    Chủ tọa sau đó thông báo, trong giấy nộp tiền 1,2 tỷ đồng, ông Qiu Rongyou đứng tên người nộp tiền nhưng người “ký nộp tiền” lại là bà Bùi Kim Xuân của Công ty Nijia Việt Nam. Do vậy, ông Qiu Rongyou chỉ có tư cách người làm chứng.

    Ông Qiu Rongyou phản biện, cho hay ông là người nộp 1,2 tỷ đồng để cùng “mua đất” với Công ty Nijia Việt Nam của bà Xuân nhưng ông không biết Tiếng Việt nên nhờ bà Xuân ký thay. Chủ tọa đáp, khoản 1,2 tỷ đồng của ông sẽ được xem xét, ông chỉ là “người làm chứng”.

    Ngoài ra, Hội đồng xét xử xác định lại, bà Bùi Kim Xuân và ông Doãn Huy Tuân, ngoài làm đại diện cho bị đơn Nijia Việt Nam và Thiên Ngọc An, còn là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Ông Nguyễn Đình Chiến cũng có 2 tư cách tương tự. Do vậy, tòa hoãn xét xử để bà Xuân, ông Tuân, ông Chiến – với tư cách người liên quan chụp hồ sơ; dù ba người có đủ hồ sơ với tư cách đại diện doanh nghiệp.


    Tin tức An ninh Xã hội tổng hợp mới nhất trong ngày
    Nguồn: Sưu Tầm Internet

    (x)
    (x)