TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Khởi tố nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến; tuyên án Phan Quốc Việt

Last updated: December 30, 2023 at 9:04 am - Lượt Views: 19 views

  • Lý do Quốc sắc phương hoa của Dương Tử kết thúc gây tiếc
  • “Ông trùm giải trí” hé lộ lý do “mất tích” 6 năm, mong muốn trở lại vào năm 2025
  • TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Anh trai dùng dao đâm chết em ruột; tin mới vụ nam shipper bị đánh tử vong

  • Công an khởi tố, khám xét nhà nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến

    Như Dân Việt đã thông tin: Tối 29/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa tống đạt quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Trịnh Văn Chiến, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, để điều tra sai phạm liên quan đến vụ án Hạc Thành Tower.

    Khởi tố, khám nhà ông Trinh Văn Chiến nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá - Ảnh 1.

    Lực lượng chức năng xuất hiện tại nhà ông Trịnh Văn Chiến.

    Theo đó, ông Chiến bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự.

    Khởi tố, khám nhà ông Trinh Văn Chiến nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá - Ảnh 2.

    Ông Trịnh Văn Chiến đã bị khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú để điều tra.

    Khoảng 19 giờ cùng ngày, hàng chục cán bộ, chiến sĩ của Công an tỉnh Thanh Hóa đã có mặt tại căn nhà 12 đường Nguyễn Duy Hiệu phường Đông Hương, TP.Thanh Hóa, nơi ông Chiến ở để tống đạt quyết định khởi tố bị can, đồng thời tiến hành khám xét nơi ở.

    Phan Quốc Việt bị tuyên “tích cực phạm tội”, nhận án tù vì 2 tội danh

    Như Dân Việt đã đưa tin: Theo bản án số 13 tuyên chiều 29/12, Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội cho rằng Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á, là người vi phạm quy định trong việc nghiên cứu, chuyển giao sản phẩm của đề tài nghiên cứu kit test Covid-19.

    Việt còn bán kit test với giá cao hơn thực tế cho Học viện Quân y để đơn vị này sử dụng trong quá trình chống dịch ở Bắc Ninh, Bắc Giang, TP.HCM.

    Do vậy, tòa phạt Phan Quốc Việt án 15 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và 10 năm tù cho hành vi vi phạm đấu thầu, tổng hợp hình phạt là 25 năm tù.

    Phan Quốc Việt bị tuyên “tích cực phạm tội”, nhận 25 năm tù trong vụ án tại Học viện Quân y - Ảnh 1.

    Phan Quốc Việt bị tòa quân sự phạt 25 tù và chỉ tuần sau (3/1/2024), người này sẽ hầu tòa dân sự.

    Cùng vụ án, tòa tuyên 2 người phạm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” với mức án cụ thể là Trịnh Thanh Hùng, Phó vụ trưởng Vụ Các ngành Kinh tế – kỹ thuật, Bộ Khoa học Công nghệ, 15 năm tù; Hồ Anh Sơn, thượng tá, cựu Phó giám đốc Viện nghiên cứu Y dược học quân sự, Học viện Quân y, 12 năm tù.

    Bốn người khác bị tòa xác định đã phạm tội “Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, gồm Nguyễn Văn Hiệu, đại tá, cựu Trưởng phòng Trang bị Vật tư, 7 năm tù; Ngô Anh Tuấn, thiếu tá, Trưởng phòng Tài chính, 4 năm tù; Lê Trường Minh, thiếu tá, cựu Trưởng ban Hóa dược, 6 năm tù; Vũ Đình Hiệp, Phó tổng giám đốc Công ty Việt Á, 6 năm tù.

    Về dân sự, tòa cho rằng Học viện Quân y (nguyên đơn dân sự) bị thiệt hại hơn 46 tỷ đồng, đã được bồi thường hơn 10 tỷ. Còn lại, Công ty Việt Á (bị đơn dân sự) phải bồi hoàn hơn 31 tỷ đồng và bị cáo Hồ Anh Sơn bồi thường hơn 1,6 tỷ đồng.

    Phan Quốc Việt bị tuyên “tích cực phạm tội”, nhận 25 năm tù trong vụ án tại Học viện Quân y - Ảnh 2.

    Hội đồng xét xử tuyên án, chiều 29/12.

    Theo Hội đồng xét xử, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm tính đúng đắn của cơ quan, tổ chức, quân đội nên cần xử lý nghiêm theo quy định. Đây cũng là vụ án đồng phạm giản đơn, bị cáo Trịnh Thanh Hùng vì động cơ vụ lợi, khởi xướng, giữ vai trò chính và được Phan Quốc Việt cho 350.000 USD (hơn 8 tỷ đồng). Phan Quốc Việt là người thực hành tích cực trong việc phạm tội.

    Cụ thể, năm 2020, Học viện Quân y cùng Công ty Việt Á nghiên cứu kit test Covid với kinh phí gần 19 tỷ đồng của Nhà nước. Kết quả nghiên cứu là tài sản do Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ quản lý nhưng Học viện Quân y lại “đồng ý để Công ty Việt Á toàn quyền sử dụng”.

    Cụ thể, bị cáo Hồ Anh Sơn được giao là chủ nhiệm đề tài, đã đề nghị Thiếu tướng Hoàng Văn Lương, khi đó là Phó giám đốc Học viện Quân y ký công văn gửi Bộ Khoa học, đề nghị phát triển kit test. Biết việc này, Trịnh Thanh Hùng yêu cầu Sơn đưa Công ty Việt Á vào cùng nghiên cứu vì Hùng quen biết Phan Quốc Việt.

    Hồ Anh Sơn đồng ý, làm lại công văn mới thể hiện Học viện Quân y cùng Công ty Việt Á nghiên cứu, để Thiếu tướng Lương ký. Bộ Khoc học chấp nhận công văn này.

    Phan Quốc Việt bị tuyên “tích cực phạm tội”, nhận 25 năm tù trong vụ án tại Học viện Quân y - Ảnh 3.

    Các bị cáo tại tòa.

    Kết quả, kit test của Việt Á do Hồ Thị Thanh Thủy (vợ Phan Quốc Việt) nghiên cứu ra có chất lượng tốt hơn sản phẩm của Học viện Quân y nên được đem đi thử nghiệm và được Bộ Y tế cấp số lưu hành tạm thời vào tháng 3/2020.

    Để được cấp lưu hành chính thức, Việt sau đó chỉ đạo cấp dưới soạn biên bản thể hiện Học viện Quân y đồng ý cho Công ty Việt Á được “toàn quyền sử dụng kết quả nghiên cứu” và được in logo Học viện Quân y lên sản phẩm.

    Bộ Y tế sau đó chấp thuận, cho Công ty Việt Á được lưu hành sản phẩm kit test chính thức. Như vậy, sản phẩm nghiên cứu bằng tiền nhà nước, do Bộ Khoa học Công nghệ làm chủ sở hữu bị chuyển thành sản phẩm của Công ty Việt Á, để doanh nghiệp này bán thương mại.

    Sau khi được Bộ Y tế cấp phép, Phan Quốc Việt cảm ơn Trịnh Thanh Hùng bằng 350 nghìn USD (khoảng 8 tỷ đồng) và cho Hồ Anh Sơn 2,5 tỷ đồng tiền “hoa hồng”.

    Sai phạm thứ 2 cũng xảy ra trong năm 2020, khi Phan Quốc Việt đề nghị Hồ Anh Sơn đi mua tăm bông và các ống môi trường về bán cho Công ty Việt Á để doanh nghiệp này bán lại. Sơn sẽ được hưởng “toàn bộ lợi nhuận” từ việc này.

    Sơn đồng ý và chỉ đạo cấp dưới đi tìm mua các ống falcon, tăm bông trên địa bàn Hà Nội rồi đóng gói, chuyển cho Công ty Việt Á. Trên nhiều sản phẩm, Hồ Anh Sơn còn cho đóng logo của Viện nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân y.

    Khi nhận hàng từ Sơn, Công ty Việt Á bán lại cho một số cơ sở y tế nhà nước hoặc bệnh viện tư nhân, thu tổng số tiền hơn 3,6 tỷ đồng. Trừ các khoản thuế, số tiền còn lại là hơn 3,1 tỷ đồng được Việt Á chuyển lại cho bị cáo Sơn. Cơ quan tố tụng xác định, trừ các chi phí hợp lý, bị cáo Sơn hưởng lợi hơn 2,1 tỷ đồng qua việc làm ăn với Việt Á.

    Sai phạm thứ 3 được cơ quan tố tụng quân sự xác định là Học viện Quân y mua kit xét nghiệm của Công ty Việt Á với giá cao trong quá trình chống dịch tại Bắc Ninh, Bắc Giang và TP.HCM.

    Đầu tiên, do được giao nhiệm vụ về Bắc Ninh, Bắc Giang chống dịch nên Trung tướng Đỗ Quyết, cựu Giám đốc Học viện Quân y ký văn bản, đề nghị và được Bộ Quốc phòng đồng ý cho dùng hơn 7,2 tỷ đồng để mua 220 bộ kit (loại 96 test/bộ).

    Tuy nhiên, Học viện Quân y không đấu thầu theo quy định mà tiến hành mua “chỉ định thầu” từ Công ty Việt Á với giá hơn 9,5 tỷ đồng, cao hơn 2,2 tỷ so với báo cáo gửi Bộ Quốc phòng.

    Tháng 7/2021, phía Học viện thanh toán hơn 5,1 tỷ đồng cho Việt Á và lúc này, các bị cáo Phan Quốc Việt, Vũ Đình Hiệp tiến hành chi “hoa hồng” cho nhóm sĩ quan. Trong đó, bị cáo Hồ Anh Sơn nhận 344 triệu; Ngô Anh Tuấn 148 triệu; Nguyễn Văn Hiệu 492 triệu. Bị cáo Hiệu sau đó đưa cho Thiếu tướng Hoàng Văn Lương, Phó giám đốc Học viện, 50 triệu đồng, nói: “Quà do các công ty bán vật tư y tế bồi dưỡng”.

    Cũng trong năm 2021, Học viện Quân y được cử đi chống dịch tại TP.HCM nên đã đề nghị Bộ Quốc phòng cho dùng hơn 17,5 tỷ đồng mua 390 bộ kit (tương ứng 37.440 test xét nghiệm) của Công ty Việt Á.

    Tuy nhiên, giá trị hợp đồng sau đó được nâng lên 77.280 test tương ứng hơn 32,2 tỷ đồng – cao hơn 14,6 tỷ so với báo cáo gửi Bộ Quốc phòng.

    Sau đó, Vũ Đình Hiệp trong vai trò Phó tổng giám đốc Việt Á đã mang hơn 3 tỷ đồng tiền “hoa hồng” đưa cho bị cáo Nguyễn Văn Hiệu; cho Ngô Anh Tuấn 921 triệu.

    Tổng cộng, Học viện Quân y đã mua số test trị giá hơn 81 tỷ đồng của Việt Á với giá cao hơn báo cáo, gây thiệt hại hơn 27,7 tỷ đồng. Qua việc này, Phan Quốc Việt và Vũ Đình Hiệp đã chi hơn 7,1 tỷ đồng “hoa hồng” cho nhóm sĩ quan Học viện Quân y.

    Cựu CSGT bắt cóc bé trai 7 tuổi ở Hà Nội đòi 15 tỷ đồng bị tuyên phạt 20 năm tù

    Như Dân Việt đã thông tin: Ngày 29/12, TAND Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đức Trung (31 tuổi, cựu cán bộ CSGT Công an tỉnh Vĩnh Phúc) 20 năm tù về tội “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản”. 

    Bị cáo Nguyễn Đức Trung nói lời sau cùng tại tòa. Clip: Huy Hoàng

    Tại tòa, HĐXX đánh giá hành vi của bị cáo Trung là đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác, nhằm vào trẻ em để chiếm đoạt số tiền lớn gây hoang mang, bất bình trong dư luận. Sau khi gây án, bị cáo dùng nhiều thủ đoạn để đối phó nhằm che giấu hành vi của mình. 

    Cũng theo bản án, sai phạm của cựu CSGT Nguyễn Đức Trung đã làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của lực lượng công an nhân dân. Do đó, HĐXX thấy cần tuyên mức án nghiêm khắc.

    Trước bục khai báo, Trung khai ngày 13/8 đi từ Vĩnh Phúc xuống Hà Nội để trộm cắp tài sản. Do năm 2019, bị cáo vay nợ của nhiều người, đến khoảng thời gian trên không còn khả năng trả nợ nên nảy sinh ý định trộm cắp. 

    Cựu CSGT bắt cóc bé trai 7 tuổi ở Hà Nội bị tuyên phạt 20 năm tù - Ảnh 1.

     Cựu cán bộ CSGT Nguyễn Đức Trung bị tuyên phạt 20 năm tù về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Ảnh: Trọng Huy

    Trước câu hỏi của chủ tọa phiên tòa về số tiền bị cáo nợ, Trung khai tổng số tiền nợ khoảng 6-7 tỷ đồng. Bị cáo cho biết số tiền này dùng để đầu tư tiền ảo chờ lên giá để bán kiếm lời. Khi bị thúc ép trả nợ, bị cáo nảy sinh ý định để trộm cắp tài sản.  

    Chiều 13/8, khi xuống Hà Nội, Trung đã đi nhiều nơi, xác định địa điểm ở quận Long Biên để thực hiện hành vi trộm cắp vì nghĩ đây là khu đô thị lớn, nhiều nhà có điều kiện. Song khi xuống đến Hà Nội, bị cáo không trộm cắp được gì nên đến khoảng 18h quay về nhà.  

    Sáng hôm sau (14/8), Trung tiếp tục quay lại Hà Nội nhưng không trộm được gì nên nảy sinh ý định bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Để thực hiện hành vi, bị cáo ra chợ tại quận Long Biên để mua găng tay, dây thun… Chiều cùng ngày, khi quay trở lại khu đô thị Việt Hưng (quận Long Biên), bị cáo gặp bé trai 7 tuổi đang đạp xe tại tuyến đường nội khu nên xác định đây là đối tượng cần nhắm đến.  

    “Bị cáo mở cửa ô tô, hỏi cháu P. nhà anh Tuấn ở đâu để đánh lạc hướng. Khi cháu P. dừng xe, bị cáo kéo cháu bé lên xe”, Trung khai. 

    Sau khi bắt cóc được cháu bé, bị cáo hỏi về hoàn cảnh kinh tế gia đình và số điện thoại của người thân thì cháu P. đọc số điện thoại của mẹ. Khi liên hệ với chị H. (mẹ cháu P.), Trung thông báo cháu P. bị bắt cóc và đòi tiền chuộc 15 tỷ đồng. Đồng thời, Trung dặn chị H. không được báo công an, nếu không sẽ không được gặp lại được con.  

    Sau đó, HĐXX nhắc lại về lời khai của Trung tại cơ quan điều tra khi trên ô tô đã đe doạ cháu P. “nếu không ngoan chú cho ăn đạn”. Trung phủ nhận lời khai này và nói chỉ đưa khẩu súng nên rồi hỏi cháu P. “Có biết đây là cái gì không, nếu không ngoan thì không được về với gia đình”.  

    Bị cáo này khai thời điểm bị bắt, bị cáo chấp hành việc bắt giữ. Tuy nhiên, trong lúc từ trên xe xuống, khẩu súng bị rơi xuống đất phát nổ khiến một cảnh sát bị thương. Về nguồn gốc của khẩu súng, cựu CSGT cho biết đã mua trên mạng xã hội từ năm 2021 do có sở thích mặc dù biết việc này bị cấm. Bị cáo khẳng định đây là khẩu súng bắn đạn cao su. 

    Tại toà, Trung tỏ vẻ ân hận nói việc làm sai trái của bản thân đã khiến gia đình, vợ rất buồn, làm ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng CSGT. Thông qua luật sư, truyền thông, bị cáo gửi lời xin lỗi sâu sắc đến gia đình cháu bé và nhân dân khu đô thị Việt Hưng (Long Biên) vì đã làm ảnh hưởng đến tâm lý cháu P. và cư dân khu đô thị Việt Hưng. 

    Bị cáo cũng gửi lời xin lỗi lực lượng Công an tỉnh Vĩnh Phúc và gia đình, đồng nghiệp. Trong thời gian tạm giam, ngày nào bị cáo cũng nhận thức và ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình. Bị cáo mong HĐXX tạo điều kiện, xem xét để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, sớm trở về với gia đình, xã hội. 

    Cáo trạng thể hiện, Trung từng là cựu cán bộ Đội tham mưu Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Vĩnh Phúc.

    Năm 2019, Trung vay tiền của nhiều người và bị thúc ép trả nợ. Bị can nảy sinh ý định đi tìm những nhà có điều kiện kinh tế để trộm cắp tài sản.

    Ngày 4/7, Trung thuê ôtô hiệu Kia Morning màu trắng với mục đích sử dụng làm phương tiện đi phạm tội. Sau đó, Trung lắp biển kiểm soát 29A-246.99 giả để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.

    Trung mua khẩu súng hiệu ZORAKI M906-TD cỡ 9mm, loại súng bắn đạn cao su, để làm hung khí chống trả nếu bị phát hiện.

    Sau khi chuẩn bị công cụ, Trung chọn khu đô thị Việt Hưng và khu đô thị Vinhomes thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội, để trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, bị can không tìm được nhà nào sơ hở để trộm cắp.

    Chiều 14/8, Trung chuyển hướng sang bắt cóc trẻ em nhằm mục đích đe dọa người nhà, đòi tiền chuộc. Để thực hiện hành vi bắt cóc, Trung mua thêm một cuộn băng dính loại to, một đôi găng tay và 2 dây chun buộc hàng.

    Trung lái ôtô đến khu đô thị Việt Hưng và thấy bé trai N.H.P. (SN 2016) đang đạp xe một mình. Đối tượng đã bắt P. lên xe, dùng dây trói bé trai vào ghế phụ.

    Sau khi hỏi cháu P. và biết được số điện thoại của chị Đ.T.H. (mẹ cháu P.), Trung gọi điện cho chị H. đe dọa, đòi 15 tỷ đồng tiền chuộc.

    Gia đình nạn nhân sau đó chuẩn bị được hơn 13 tỷ đồng, gồm 6 tỷ đồng và 300.000 USD (tương đương hơn 7,1 tỷ đồng).

    Theo yêu cầu của đối tượng, chị H. để tiền trong túi xách màu đen, rồi lái ôtô theo chỉ dẫn của bị can. Tại đường gom gần khu công nghiệp Đồng Văn (thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), chị H. xuống ôtô và mang theo túi tiền để xuống dưới đất. Tại đây, Trung lấy túi tiền rồi thả cháu P. ra, lái xe bỏ trốn. Tuy nhiên, đối tượng đã bị lực lượng chức năng bắt giữ cùng vật chứng.

    Cựu Chủ tịch Saigon Co.op Diệp Dũng lãnh án

    Như Dân Việt đã thông tin: Chiều 29/12, TAND TP.HCM tiếp tục tổ chức phiên xét xử cựu Chủ tịch Saigon Co.op Diệp Dũng và 8 bị cáo. Trong vụ án này, TAND TP.HCM triệu tập 36 đại diện tổ chức, cá nhân; trong đó có 8 ngân hàng tham gia phiên tòa, với tư cách “người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan”.

    Phiên tòa bước vào phân tuyên án. Theo HĐXX, bị cáo Diệp Dũng bị tuyên phạt 10 năm tù về tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”. Ngoài ra, 4 bị cáo đồng phạm cùng tội danh với bị cáo Diệp Dũng bị tuyên mức án từ 3 đến 5 năm tù. 4 bị cáo khác phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, bị tuyên mức án 2 đến 3 năm tù.

    Cựu Chủ tịch Saigon Co.op Diệp Dũng lãnh 10 năm tù - Ảnh 1.

    Cựu Chủ tịch Saigon Co.op Diệp Dũng bị HĐXX tại TAND TP.HCM tuyên phạt 10 năm tù. Ảnh: Chinh Hoàng

    Theo nhận định của đại diện VKSND TP.HCM, việc làm của bị cáo Diệp Dũng đã phạm vào tội lạm quyền, tự ý ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư gây thiệt hại cho Saigon Co.op hơn 115 tỷ đồng, trong đó thiệt hại về thuế là gần 30 tỷ đồng. Các bị cáo đồng phạm cùng tội danh là Hồ Mỹ Hòa, Nguyễn Thành Nhân, Tôn Thất Hào và Võ Thành Trung, có vai trò giúp sức tích cực cho bị cáo Diệp Dũng thực hiện hành vi.

    Tuy nhiên, tại phiên tòa này, các bị cáo đã thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố, cũng như có động thái tích cực trong việc khắc phục hậu quả. Ngoài ra, nhiều bị cáo có nhân thân tốt, có nhiều thành tích xuất sắc trong quá trình công tác trước đây… Vì vậy, VKSND TP.HCM có cân nhắc tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ nên đề nghị mức án như trên.

    Theo cáo trạng, năm 2016, sau khi được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư, ông Diệp Dũng đã ký công văn gửi nhà đầu tư thông báo huy động vốn để Saigon Co.op mua lại chuỗi Big C Việt Nam. Tài khoản huy động vốn của Saigon Co.op đã nhận được 3.000 tỷ đồng. Đến tháng 5/2016, Saigon Co.op đấu giá mua Big C bất thành.

    Sau khi thương vụ thâu tóm bất thành, ông Diệp Dũng với vai trò là Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op đã không thông qua HĐQT Saigon Co.op, mà tự ý chỉ đạo Phòng Tài chính, Phòng Kế toán của Saigon Co.op thực hiện các thủ tục chuyển 1.000 tỷ đồng trong 3.000 tỷ đồng huy động vốn này, để hợp tác, đầu tư với Công ty Đô Thị Mới và Công ty Đại Á.

    Theo nội dung hợp tác đầu tư, Saigon Co.op được nhận tỷ lệ lợi nhuận cố định trên tổng số tiền hợp tác 1.000 tỷ đồng nói trên, là 7%/năm. Tuy nhiên, đến tháng 3/2018, phía Đô Thị Mới và Đại Á thông báo cho Saigon Co.op dùng 1.000 tỷ đồng này kinh doanh không hiệu quả, không thu lợi nhuận, đề nghị Saigon Co.op điều chỉnh giảm lợi nhuận.

    Ông Diệp Dũng đồng ý và ký thỏa thuận bổ sung, điều chỉnh tỷ lệ lợi nhuận từ 7%/năm thành 0%/năm kể từ ngày 19/8/2016. Theo cáo trạng, việc tự điều chỉnh lợi nhuận cố định đã dẫn đến thiệt hại cho Saigon Co.op hơn 115,6 tỷ đồng.

    Hành vi phạm tội của các bị can trong vụ án này, theo cáo trạng, là gây thiệt hại cho Saigon Co.op, đã xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của người dân vào Nhà nước.

    Hai cán bộ Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Nhận hối lộ

    Như Dân Việt đã thông tin: Ngày 29/12, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, tạm giam bị can Nguyễn Thị Mỹ Nhân, Phó trưởng phòng và Nguyễn Nhân Cường, chuyên viên Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái thuộc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai về tội “Nhận hối lộ”.

    Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng khởi tố, tạm giam bị can Bùi Đình Thỏa, nguyên Phó Giám đốc, phụ trách Phòng Đào tạo Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn và quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với Hồ Đình Thái Hòa về tội “Đưa hối lộ”. 

    Hai cán bộ Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai bị khởi tố, tạm giam - Ảnh 1.

    Hai cán bộ Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai là Nguyễn Thị Mỹ Nhân và Bùi Nhân Cường bị khởi tố, tạm giam. Ảnh: Bộ Công an

    Bị can Đặng Thái Hân, nguyên Phó Giám đốc phát triển thị trường Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn; Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư giáo dục nghề nghiệp K27, bị khởi tố về tội “Giả mạo trong công tác”. 

    Các bị can này bị khởi tố do có hành vi đưa, nhận tiền để bỏ qua sai phạm trong quá trình đào tạo, sát hạch lái xe xảy ra tại Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho người học lái xe.

    Đây là động thái mới của cơ quan điều tra liên quan đến vụ án hình sự Giả mạo trong công tác xảy ra tại Công ty TNHH Phát triển giáo dục và dạy nghề 3T, trụ sở ở phường 13, quận Tân Bình, TP.HCM và một số đơn vị, địa phương liên quan.

    Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang tiếp tục điều tra xác minh, củng cố tài liệu chứng cứ để làm rõ hành vi phạm tội của các bị can đã khởi tố, hành vi của các đối tượng liên quan, xác minh tài sản để thu hồi, kê biên triệt để theo đúng quy định của pháp luật.

    Tin An Ninh Hinh Su
    Nguồn: Sưu Tầm Internet

    (x)
    (x)