“Kho báu” vua ban ở xã nghèo

Last updated: February 1, 2025 at 16:29 pm - Lượt Views: 1 views

  • Muôn kiểu đón Tết của sao Việt: Người sum vầy bên gia đình, người tất bật vì lịch diễn xuyên Tết
  • “Kho báu” vua ban ở xã nghèo
  • “3 không” tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm

  • Báo mộng cứu vua

    Theo truyền ngôn của người dân địa phương, đền Trầm Lâm tại thôn Phú Thành, xã Phú Gia, huyện Hương Khê, được xây dựng từ thế kỷ XIV, khi triều đình nhà Trần đổ nát, giặc Minh đưa quân xâm lược, người dân sống cảnh điêu tàn. Lúc này một tiên nữ đã giáng trần để cứu dân, độ thế, đó chính là Đức Mẫu. Về sau, người dân lập đền thờ ghi nhớ công ơn của bà.

    gop/"Kho báu" vua ban ở xã nghèo - Ảnh 1.

    Lễ hội rước sắc phong Vua Hàm Nghi, xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: L.T

    Phú Gia là một xã miền núi nghèo, ẩn mình dưới dãy núi Giăng Màn hùng vĩ. Năm 1885, sau khi kinh thành Huế thất thủ, tướng Tôn Thất Thuyết đã đưa Vua Hàm Nghi (lúc này 14 tuổi) cùng quan binh đến Quảng Trị để lánh nạn, sau đó đoàn tiếp tục đi ra xã Phú Gia, huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh) lập thành Sơn Phòng và ban Chiếu Cần Vương lần 2 chống Pháp.

    gop/"Kho báu" vua ban ở xã nghèo - Ảnh 2.

    Tương truyền, ngày 20/9/1885 khi lập căn cứ tại đây, Vua Hàm Nghi bị quân Pháp tấn công phải ẩn náu tại đền Trầm Lâm. Tối đến, vua vừa chợp mắt liền thấy một tiên nữ mặc trang phục màu xanh, cưỡi mây đến trước mặt ngài và nói: “Bọn bạch quỷ (quân Pháp) đang đưa quân vây ráp, cần phải định liệu”. Vua tỉnh dậy lập tức truyền quần thần và các bô lão trong vùng đến hỏi chuyện và được biết ngài vừa được Thánh Mẫu đền Trầm Lâm báo mộng. Để tránh việc mình ở đây khiến nhân dân bị bọn phiến loạn sát hại, vua đã bàn với một số tướng lĩnh và quyết định rút vào vùng núi Quảng Bình để xây dựng, củng cố lực lượng đánh giặc.

    Trước khi đi, Vua Hàm Nghi phong tặng danh hiệu “Thượng thượng đẳng tối linh thần” và dâng 2 con voi bằng vàng, 1 con voi đồng, 1 con nghê, 2 thanh bảo kiếm, 37 đục đạc cùng các bộ áo mũ triều thần, áo hoàng bào và 40 đạo sắc phong… để nhân dân thờ cúng Thánh Mẫu. Sau khi vua vừa đi khỏi thì giặc Pháp đã kéo tới lùng sục, tìm không thấy người đành rút đi.

    gop/"Kho báu" vua ban ở xã nghèo - Ảnh 3.
    gop/"Kho báu" vua ban ở xã nghèo - Ảnh 4.

    “Tất cả những món đồ do Vua Hàm Nghi ban tặng được nhân dân xã Phú Gia coi như báu vật của làng, tham gia bảo vệ, gìn giữ để truyền lại cho muôn đời sau”.

    Ông Nguyễn Văn Nhân –

    Chủ tịch UBND xã Phú Gia

    Trải qua 140 năm, những báu vật do Vua Hàm Nghi tặng vẫn được người dân nơi đây trông giữ cẩn thận. Họ xem đó là “linh hồn” của làng, đem lại bình yên, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu cho muôn dân.

    Gìn giữ báu vật vua ban

    Để bảo vệ “linh hồn” của làng, cứ 2 năm 1 lần, chính quyền địa phương cùng người dân họp bàn để tuyển chọn cố đạo chủ. Cố đạo chủ là những người trên 65 tuổi, có học thức, am hiểu về lễ tế, lịch sử hình thành của di tích, có uy tín với bà con nhân dân, có đạo đức và gia phong phải nền nếp… Trải qua hơn một thế kỷ, đến nay, xã Phú Gia có hơn 50 vị cao niên vinh dự được trao trọng trách này.

    Cố đạo Phan Hùng Vỹ (người hiện giữ chức vụ cố đạo chủ, trông coi bảo vật Vua Hàm Nghi) ban tặng cho biết: “Những báu vật mà vua Hàm Nghi ban tặng được người dân rất tôn trọng, xem đó là “linh hồn” của địa phương. Được giao nhiệm vụ bảo quản báu vật là vinh dự, trách nhiệm lớn lao của các cố đạo chủ nên họ bảo vệ chúng như như tính mạng của mình. Trải qua hàng trăm năm, vật phẩm quý giá của nhà vua trao vẫn nguyên vẹn”.

    Biết làng có nhiều bảo vật quý, nhiều đối tượng xấu đã tìm đến trộm, tuy nhiên những kẻ ngày đều có kết cục bi thảm. Năm 1936, Lê Yêm (con trai cố đạo chủ Lê Triết) đã lấy trộm con voi vàng lớn (27 chỉ) mang sang Lào đổi được 10 con trâu. Trên đường về, Lê Yêm bị một con trâu đực lớn trong đàn húc và dẫm chết tại chỗ. Một người tên là Lưu Duyên (đồng bọn cùng Lê Yêm) bỗng dưng bị điên dại… Để tránh xảy ra thêm tai họa, cụ Lê Triết đã cùng người thân sang Lào tìm và chuộc lại con voi vàng bị mất.

    Sau lần đó, công tác bảo vệ những bảo vật này cẩn thận và Nghiêm ngặt hơn. Hiện báu vật vua ban được cất giữ tại két sắt của cố đạo chủ nhưng chìa khóa do lãnh đạo UBND xã cất giữ. Cứ 2 năm 1 lần vào ngày mùng 7 tháng Giêng, chính quyền và nhân dân xã Phú Gia đã tổ chức lễ hội truyền thống rước sắc phong Vua Hàm Nghi để ghi nhận công ơn và tấm lòng của vua Hàm Nghi cũng như phát huy truyền thống yêu nước. Đây là thời điểm người dân háo hức chờ đợi được chứng kiến tận mắt những báo vật Vua Hàm Nghi ban tặng cho dân làng.

    Văn hóa – Giải trí | danviet.vn

    Nguồn: Sưu tầm internet

    (x)
    (x)